Triển khai kế hoạch sản xuất vụ mùa, vụ đông 2015

Vụ đông năm 2014, các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo tích cực, đã ban hành chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất ngô vụ đông. Diện tích ngô đông hơn 9 nghìn ha, đạt 101,4% kế hoạch, tăng gần 200ha so với vụ đông năm 2013; năng suất bình quân đạt 46,5 tạ/ha, tăng 0,8 tạ/ha so với cùng kỳ; sản lượng đạt hơn 42 nghìn tấn, tăng hơn 1,1 nghìn tấn so với cùng kỳ. Diện tích rau và các cây trồng màu khác đều tăng so với vụ đông 2013. Các mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp đạt hiệu quả như: Sản xuất dưa chuột Nhật, ớt, ngô giống…
Sản xuất vụ chiêm xuân năm 2014-2015 diện tích gieo trồng lúa, ngô vượt kế hoạch đề ra. Tổng diện tích lúa đã gieo cấy đạt hơn 37 nghìn ha, đạt 102,8% kế hoạch, tăng hơn 200ha so với cùng kỳ năm trước, trong đó lúa lai đạt gần 20 nghìn ha, chiếm 52,8% diện tích, diện tích lúa chất lượng cao đạt 6,7 nghìn ha, chiếm 18% diện tích. Diện tích áp dụng thâm canh lúa cải tiến (SRI) đạt hơn 13 nghìn ha. Nhìn chung các trà lúa sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất bình quân ước đạt trên 58 tạ/ha. Các mô hình cánh đồng mẫu lớn liên kết sản xuất và tiêu thụ với các doanh nghiệp được nhân rộng.
Theo kế hoạch, vụ mùa năm 2015, toàn tỉnh gieo cấy 32.600ha lúa, trong đó diện tích lúa lai 15.000ha, lúa chất lượng cao 5.200ha, năng suất 51 tạ/ha, sản lượng 166,4 nghìn tấn; cây ngô 3.500ha, năng suất 45,4 tạ/ha, sản lượng 15,9 ngàn tấn, cây lạc 1.050ha, rau các loại 3.400ha. Vụ đông phấn đấu gieo trồng 9.000ha ngô, năng suất 46,5 tạ/ha, sản lượng 41,8 nghìn tấn, rau các loại 4.800 tấn, năng suất 145,8 tạ/ha, sản lượng 70 nghìn tấn.
Để phấn đấu hoàn thành kế hoạch sản xuất, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thống nhất với các địa phương các giải pháp: Tập trung đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền phản ánh kịp thời diễn biến của thời tiết, tình hình sản xuất, cơ chế chính sách để nhân dân biết và thực hiện; dự tính, dự báo chính xác và chỉ đạo phòng trừ kịp thời các đối tượng sâu bệnh hại, đảm bảo an toàn cho sản xuất. Chỉ đạo chuẩn bị, cung ứng kịp thời, đảm bảo về số lượng và chất lượng các loại vật tư đầu vào phục vụ sản xuất. Tiến hành nạo vét kênh mương; tu sửa gia cố các cống, phai nước; đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình đảm bảo kịp thời đưa vào khai thác phục vụ sản xuất. Thực hiện đúng cơ cấu trà mùa vụ, toàn tỉnh sẽ bố trí 48% diện tích lúa cấy trà mùa sớm, 50% trà mùa trung, dưới 2% trà mùa muộn đảm bảo quỹ đất gieo trồng cây ngô đông xong trước ngày 30-9. Đẩy mạnh liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp.
Có thể bạn quan tâm

Chuyến cá ngừ đầu tiên được ngư dân tỉnh Bình Định đưa sang bán đấu giá tại Trung tâm đấu giá Osaka (Nhật Bản) không được như kỳ vọng. Đây là chuyến hàng đầu tiên áp dụng quy trình đánh bắt, bảo quản cá ngừ theo công nghệ Nhật Bản nên chưa đặt nặng vấn đề lợi nhuận. Thế nhưng, từ đó cũng đặt ra nhiều vấn đề với ngư dân và chính quyền tỉnh Bình Định.

Theo ông Trương Quang Hoài Nam, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ, từ tháng Sáu đến nay, xuất khẩu thủy sản liên tục tang, từ mức xuất khẩu 38 triệu USD trong tháng Sáu đã tăng lên 49 triệu USD trong tháng Chín vừa qua.

Một số người đang tìm kiếm sản phẩm thay thế hoặc đợi giá xuống thấp. Trong khi chuỗi nhà hàng lớn có thể bỏ các món liên quan đến tôm hùm thì các nhà hàng nhỏ tìm kiếm các cách “sáng tạo” từ loài này.

Theo khảo sát, 75,1% người tiêu dùng ăn hải sản không vì thích mà do giá trị dinh dưỡng. Vì vậy, các sản phẩm thủy sản nên nhấn mạnh đến chức năng dinh dưỡng. Angels Segura, phụ trách lĩnh vực thủy sản của AECOC, khuyến khích tập trung vào sự hấp dẫn và dễ nấu của các sản phẩm thủy sản.

Cà Mau là tỉnh đứng đầu cả nước về diện tích, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản. Tuy nhiên, theo khảo sát, sau thu hoạch tôm nuôi hầu hết sản phẩm đều bán qua thương lái thu gom. Sau đó thương lái mới bán lại cho doanh nghiệp với giá cao hơn để hưởng chênh lệch giá.