Bệnh trên cây hồ tiêu chủ yếu do kỹ thuật canh tác yếu kém

Theo Cục Bảo vệ thực vật, tổng diện tích trồng hồ tiêu ở 7 tỉnh thuộc Tây Nguyên và Đông Nam Bộ là khoảng 68.000ha, chiếm 85% tổng diện tích trồng hồ tiêu toàn quốc. Bệnh chết nhanh, chết chậm cũng phát sinh, gây hại trên cây hồ tiêu tập trung ở các tỉnh này.
Tính đến cuối tháng 3-2015 có 3.824ha nhiễm bệnh chết nhanh, chết chậm chiếm 5,7% diện tích trồng hồ tiêu, trong đó có 84ha nhiễm bệnh nặng tập trung ở Gia Lai, Đắk Lắk và Bình Phước. Riêng tại BR-VT, bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây tiêu đã được khống chế từ 3 năm nay. Cụ thể, trong vụ tiêu vừa qua bệnh chết chậm chỉ xảy ra trên 32ha ở huyện Xuyên Mộc và Châu Đức. Còn bệnh chết nhanh xảy ra ở 18ha tiêu ở huyện Châu Đức.
Thông tin từ hội nghị cho thấy, do thói quen phần lớn bà con nông dân chưa áp dụng đúng quy trình kỹ thuật canh tác cây hồ tiêu theo hướng bền vững, còn lạm dụng, trông chờ vào thuốc bảo vệ thực vật và phân hóa học. Bên cạnh đó, những vườn tạp, trồng tiêu xen cây trồng khác không đúng quy trình xen canh dẫn đến tăng chi phí sản xuất, khó phòng trừ dịch bệnh. Ngoài ra, tình hình biến đổi khí hậu, thiếu nước tưới cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng cây tiêu nhiễm bệnh.
Có thể bạn quan tâm

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), trong tháng 7/2015, giá cả các loại nông sản và thủy sản thị trường nội địa vẫn chưa khởi sắc do hầu hết các loại nông sản và thủy sản chính giảm so với tháng trước hay vẫn ổn định ở mức thấp, trừ một số mặt hàng như: lúa hạt dài, hạt điều, hạt tiêu, rau quả, tôm nước lợ… tăng nhẹ so với tháng trước.

Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, cùng với các cơ chế chính sách hỗ trợ của tỉnh; những năm gần đây, Quang Bình đã triển khai có hiệu quả các mô hình, đề án phát triển các sản phẩm nông sản; quy hoạch vùng trồng tập trung, nhân lên giá trị và dần tạo thương hiệu cho sản phẩm nông sản địa phương. Từ đó, định hướng phát triển một nền sản xuất nông nghiệp (SXNN) mang tính hàng hóa, chất lượng cao.

Đầu ra hạt gạo đang đối diện nhiều thách thức. Ngay ở Việt Nam, gạo ngoại tràn ngập thị trường. Trong khi đó, xuất khẩu gạo ngày càng xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh. Trong bối cảnh đó, liên kết hình thành các vùng sản xuất lớn, gắn với khâu tiêu thụ thông qua đặt hàng của doanh nghiệp là yêu cầu cấp bách.

Trong những năm qua, phong trào chăn nuôi gia súc, gia cầm ở xã Xuân Vinh (Xuân Trường) đã phát triển khá nhanh và đạt được kết quả khả quan. Nhiều mô hình chăn nuôi công nghiệp, bán công nghiệp xuất hiện tạo ra xu thế phát triển chăn nuôi an toàn, bền vững.

Tin đồn mít chích thuốc cho chín nên thị trường tẩy chay, mít các vựa thừa mứa khiến giá tụt dốc thê thảm.