Triển Khai Kế Hoạch Nuôi Tôm Nước Lợ Năm 2014 Và Bàn Giải Pháp Phòng Chống Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi Ở Các Tỉnh Phía Nam

Sáng 28-2, tại TP.Bà Rịa, Tổng Cục Thủy sản phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch nuôi tôm nước lợ năm 2014 và bàn giải pháp phòng chống dịch bệnh trên tôm nuôi ở các tỉnh phía Nam.
Dự hội nghị có các ông: Nguyễn Huy Điền, Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục thủy sản cùng đại diện lãnh đạo Vụ nuôi trồng thủy sản, Tổng Cục thủy sản, Sở NT và PTNT, Chi Cục thủy sản, Chi Cục Thú y các tỉnh phía Nam.
Năm 2013, cả nước có 30 tỉnh/thành phố nuôi tôm nước lợ, diện tích thả nuôi hơn 654.000 ha. Trong đó, diện tích nuôi tôm chân trắng 64.000ha, tôm sú 590.000 ha. Sản lượng đạt 540.934 tấn. Gía trị xuất khẩu tôm đạt 3,1 tỷ USD, tăng 39,1% so với cùng kỳ năm 2012.
Cả nước có 2.305 cơ sở sản xuất tôm giống, trong đó có 1.722 cơ sở sản xuất tôm sú và 583 cơ sở sản xuất tôm thẻ chân trắng. Sản lượng đạt khoảng 68,4 tỷ tôm giống, tăng 10% so với năm 2012.
Để đảm bảo kế hoạch nuôi tôm nước lợ năm 2014 và nhằm hạn chế thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, Tổng Cục thủy sản đã tổ chức các đoàn công tác khảo sát tình hình nuôi tôm tại một số tỉnh trọng điểm, tổng hợp ý kiến của các địa phương tại Hội nghị tổng kết nuôi tôm nước lợ năm 2013. Đây là cơ sở để làm căn cứ xây dựng khu vụ mùa thả tôm nước lợ năm 2014.
Tại hội nghị, kế hoạch nuôi trồng và giải pháp phòng trừ dịch bệnh trên tôm nuôi năm 2014 đã được triển khai.
Có thể bạn quan tâm

Theo dự báo của Chi cục Bảo vệ thực vật, rầy tiếp tục gia tăng mật độ và gây hại mạnh trên các trà lúa giai đoạn ngậm sữa - đỏ đuôi, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng gây cháy chòm, cháy ổ từ khoảng ngày 15-9 trở đi. Các huyện cần chú ý: Yên Lập, Đoan Hùng, Cẩm Khê, Tam Nông, Hạ Hòa, TP Việt Trì...

Đây được xem như một bước đi có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản, đặc biệt là với nghề đánh bắt thủy sản xa bờ với những hỗ trợ tích cực trong chính sách đầu tư, chính sách tín dụng, chính sách bảo hiểm, chính sách ưu đãi thuế và một số chính sách khác.

Do vậy, để phục hồi ngành này, các ban ngành cần ưu tiên giải quyết những vướng mắc về cơ chế chính sách, đặc biệt là tái cơ cấu lại đội tàu, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Một công bố mới đây của Cục Trồng trọt thuộc Bộ NN-PTNT cho thấy chỉ riêng tiền nhập hạt giống rau các loại, VN chi đến nửa tỉ USD mỗi năm để nhập khẩu từ nước ngoài.

Mà không chỉ vườn nhà tôi mà khu vực lân cận bà con bị như thế này nhiều lắm. Theo chẩn đoán thì tiêu bị tuyến trùng tấn công làm rễ bị tổn thương, tạo cơ hội cho các loại nấm trên tấn công hại rễ tiêu”. Anh Thiên Tâm - chủ một vườn tiêu ở Đắk Lắk - cũng than thở: “Trời mưa suốt thì không sao, mới nắng có 1 tuần đã có dấu hiệu tiêu thối gốc xì mủ gốc rồi chết”.