Dịch Bệnh Tàn Phá Hồ Tiêu

Sau khi đổ xô trồng nhưng chưa nghiên cứu kỹ, người trồng tiêu cả nước đang phải đối mặt với nỗi lo dịch bệnh tàn phá.
Rầu rĩ nhìn từng trụ tiêu vàng lá đang héo dần, ông Nguyễn Đông Xuân, chủ một vườn tiêu ở Bà Rịa-Vũng Tàu, buồn bã nói: “Vườn tiêu nhà tôi đã được 1 năm rưỡi. Cả tháng nay mưa dầm mới nắng được vài ngày là nó vàng lá, cây này lây sang cây khác.
Mà không chỉ vườn nhà tôi mà khu vực lân cận bà con bị như thế này nhiều lắm. Theo chẩn đoán thì tiêu bị tuyến trùng tấn công làm rễ bị tổn thương, tạo cơ hội cho các loại nấm trên tấn công hại rễ tiêu”. Anh Thiên Tâm - chủ một vườn tiêu ở Đắk Lắk - cũng than thở: “Trời mưa suốt thì không sao, mới nắng có 1 tuần đã có dấu hiệu tiêu thối gốc xì mủ gốc rồi chết”.
Đổ xô trồng, kỹ thuật không vững
Chẩn đoán hiện tượng này, bà Triệu Hồng Vân, một chuyên gia lâu năm về công nghệ sinh học cho biết: “Hiện nay nhiều vườn tiêu trên cả nước bị bệnh như tiêu điên, chết chậm, chết nhanh. Đặc biệt bệnh chết nhanh rất phổ biến và nguy hiểm, làm cây tiêu chết hàng loạt, gây mất trắng hoặc giảm năng suất trầm trọng. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do nấm phytophthora gây ra làm cây tiêu chết rất nhanh”.
Trả lời Thanh Niên, Phó chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê (Gia Lai) Hoàng Phước Bính nhận định: “Do mấy năm nay xuất khẩu tiêu được giá, giá tiêu cao gấp 4 -5 lần cà phê nên người dân đổ xô vào trồng bất chấp đất đai không phù hợp, kỹ thuật chưa nắm vững.
Năm nay rất nhiều trường hợp vườn tiêu bị dịch bệnh nên khả năng sẽ ảnh hưởng đến sản lượng cả nước. Riêng tại Gia Lai sản lượng hồ tiêu niên vụ này dự báo đạt khoảng 17.000 - 18.000 tấn, giảm khoảng 30% so với niên vụ trước vì dịch bệnh. Ước tính người trồng tiêu mất cả ngàn tỉ đồng”.
Sở NN-PTNT Gia Lai cũng cho biết diện tích hồ tiêu tại tỉnh này đã đạt khoảng 9.000 ha, vượt quy hoạch gấp 3 lần của tỉnh về phát triển hồ tiêu đến năm 2020 là 3.000 ha. Trước tình hình người dân ồ ạt mở rộng diện tích hồ tiêu tự phát, phá bỏ cả vườn cà phê, cao su, Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Lắk cũng đã có công văn gửi các địa phương trong tỉnh tăng cường tuyên truyền, khuyến cáo nông dân không chuyển diện tích cao su đang bắt đầu khai thác để trồng tiêu, cà phê. Đặc biệt, tuyệt đối không trồng xen hồ tiêu vào vườn cao su vì dễ bị nhiễm nấm phytophthora làm chết cây cao su.
Có thể bạn quan tâm

Trao đổi với DĐDN, TS Đặng Kim Sơn - Chuyên gia nông nghiệp, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược chính sách phát triển NN- NT khẳng định:

Các địa phương có thốt nốt thông báo tạm ngưng việc mua bán, vận chuyển, các xã có diện tích thốt nốt lớn tích cực vận động dân không bán nữa.

Thương vụ Việt Nam tại Úc vừa thông tin cho hay, trong quá trình kiểm tra ngẫu nhiên các lô hàng thực phẩm từ các nước có sản phẩm xuất khẩu vào Úc đã phát hiện, cá rô phi của Việt Nam có chất cấm.

Giữa tháng 9-2015, một đại diện của Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam cho rằng nguyên nhân đùi gà Mỹ bán giá rẻ trên thị trường Việt Nam có thể là do có sự gian lận thương mại giữa các doanh nghiệp nhập khẩu của Việt Nam và đối tác xuất khẩu thịt gà của Mỹ.

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, 15 ngày đầu tháng 9, Việt Nam chi khoảng 219,03 triệu USD để nhập thức ăn gia súc và nguyên liệu. Lũy kế đến ngày 15/9, Việt Nam chi 3,96 tỷ USD.