Triển Khai Dự Án Xây Dựng Nhãn Hiệu Chứng Nhận Xoài Cam Lâm

Ngày 6-5, UBND huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) tổ chức hội nghị triển khai dự án xây dựng nhãn hiệu chứng nhận xoài Cam Lâm. Hơn 60 đại biểu đại diện huyện, các ban, ngành, đoàn thể; các xã có diện tích trồng xoài lớn; các doanh nghiệp thu mua, chủ vựa xoài và các hộ trồng xoài trên địa bàn huyện tham dự.
Hội nghị đã được nghe đơn vị tư vấn (Công ty TNHH Tư vấn sở hữu trí tuệ Việt) trình bày về dự án “xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận xoài Cam Lâm”.
Theo đó, xoài Cam Lâm được biết đến trên thị trường, phạm vi tiêu thụ rộng, chất lượng và giá trị cao, quy mô phát triển mạnh, tuy nhiên vẫn chưa xây dựng được một mô hình phát triển bền vững; địa phương vẫn chưa xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm này.
Bên cạnh đó, tình trạng các hộ dân ở vùng trồng xoài khác đưa sản phẩm đến đầu mối Cam Lâm khiến người tiêu dùng nhầm lẫn về xuất xứ; cơ quan quản lý ở Cam Lâm chưa có biện pháp để bảo vệ hình ảnh, uy tín của sản phẩm xoài Cam Lâm. Vì vậy, vấn đề xây dựng và phát triển thương hiệu cho xoài Cam Lâm cần được quan tâm.
Có thể bạn quan tâm

Tuy nhiên, có nhiều yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động khai thác thủy sản trên biển hiện nay, nhất là tổn thất sau thu hoạch khá cao, từ 20-30% giá trị sản phẩm; các mô hình liên kết trong sản xuất hiện có của tỉnh do ngư dân tự nguyện hình thành nên tính liên kết thiếu bền vững.

Tại khu rẫy trồng ca cao xen chuối và dừa của gia đình ông Lê Công Hậu (thôn Xuân Phú 1, xã Suối Tiên, huyện Diên Khánh, Khánh Hòa), những cây ca cao còn thấp nhưng đã có trái. Gia đình ông Hậu là một trong số các hộ dân được đầu tư trồng thử nghiệm cây ca cao khi tham gia đề tài cấp tỉnh “Ứng dụng trồng cây ca cao tại Khánh Hòa (giai đoạn 1)” do Thạc sĩ Hoàng Vinh (Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ) làm chủ nhiệm.

Vụ đông năm nay, nông dân huyện Tân Yên (Bắc Giang) liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh trồng 106 ha dưa chuột bao tử xuất khẩu, tăng hơn 60 ha so với cùng kỳ năm ngoái. Phần lớn dưa bao tử được trồng tập trung với diện tích từ 4 - 7 ha/vùng.

Theo đánh giá của ngành chức năng huyện Phú Tân và người dân: Nuôi tôm quảng canh cải tiến và sử dụng chế phẩm sinh học mang tính bền vững và an toàn. Nhiều nông dân đã phát triển kinh tế khá từ mô hình này. Cũng theo bà con nông dân, nuôi tôm quảng canh cải tiến giúp bà con đúc kết kinh nghiệm, nâng cao kiến thức về kỹ thuật nuôi, tích lũy vốn để tiến tới nuôi tôm công nghiệp đạt hiệu quả hơn.

Mô hình liên kết của HTX Rau sạch Mỹ Hưng (xã Bình Triều, Thăng Bình) được xem là điển hình về xây dựng chuỗi sản phẩm khép kín cho sản xuất nông nghiệp.