Triển khai dự án trồng mít Changai

Cấp cây giống cho người dân xã Xuân Hòa.
Dự án phát triển cây mít Changai (siêu sớm) theo hướng VietGAP được triển khai với quy mô 5 ha tại xã Tân Dương (2ha) và Xuân Hòa (3ha).
Kinh phí thực hiện dự án hơn 390 triệu đồng, trong đó, kinh phí nhà nước hỗ trợ gần 240 triệu đồng.
Tham gia dự án, các hộ dân sẽ được hỗ trợ giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và tập huấn, chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc.
Ông Hà Văn Quang, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bảo Yên cho biết:
Dự án được thực hiện thành công sẽ tạo ra vùng sản xuất cây mít Changai theo tiêu chuẩn VietGAP, sản lượng đạt trên 500 tấn quả/năm cung cấp cho thị trường Bảo Yên và các vùng lân cận, thu nhập bình quân đạt gần 500 triệu đồng/ha/năm, trừ chi phí, nông dân lãi khoảng 90 – 120 triệu đồng.
Mít Changai (siêu sớm) là giống mít mới được di thực từ Thái Lan, đây là giống mít có năng suất cao, chất lượng tốt, thời gian cho thu hoạch nhanh, sau trồng 20 – 30 tháng có thể cho lứa quả đầu tiên.
Cây ra quả quanh năm, cây trưởng thành có thể cho từ 90 – 100 quả/cây.
Có thể bạn quan tâm

Lần đầu tiên, giáo sư, chuyên gia Nhật Bản về lĩnh vực câu cá ngừ đại dương đã cùng các kỹ sư và ngư dân Việt Nam tham gia đánh bắt thử nghiệm cá ngư đại dương trên biển bằng ngư cụ hiện đại từ nước Nhật.

Được sự hỗ trợ từ Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Trung tâm Khuyến nông tỉnh An Giang đã triển khai thực hiện dự án “Áp dụng 3 giảm 3 tăng và kỹ thuật trồng lúa SRI nhằm nâng cao hiệu quả và góp phần giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất lúa”.

Góp phần hình thành những vùng chuyên canh, tập trung sản xuất hàng hóa lớn có năng suất cao, chất lượng tốt; thúc đẩy tiêu thụ nông sản thuận lợi, tăng hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân là mục tiêu mà ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang hướng tới khi triển khai Đề án 1.000.

Chiều 8.10, hai căn nhà Đại đoàn kết thuộc dự án “Tín dụng nhà ở, nước sạch và vệ sinh môi trường” đã được bàn giao cho hai hộ nông dân Nguyễn Văn Lâm và chị Lê Thị Gái thuộc xã Thuận Mỹ, huyện Châu Thành, Long An.

Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) phối hợp Hội Hóa học TP.Hồ Chí Minh đã tìm các phương án nghiên cứu để sản xuất que thử nhanh chất cấm còn tồn dư trong nước tiểu vật nuôi.