Triển khai dự án phát triển cây ăn quả ôn đới

Cấp cây giống cho đồng bào tham gia dự án.
Tỉnh Lai Châu có nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau, trong đó có nhiều vùng thích hợp cho các loài cây ăn quả ôn đới phát triển như đào, mận, hồng, lê… với chất lượng quả tốt, được thị trường ưa chuộng. Nhằm giúp nông dân phát huy tiềm năng về khí hậu của địa phương, từng bước hình thành vùng sản xuất cây ăn quả ôn đới tập trung, Trung tâm Khuyến nông Lai Châu triển khai dự án phát triển cây ăn quả ôn đới, quy mô 37ha cho 217 hộ ở ba xã Giang Ma, Hồ Thầu, Nùng Nàng.
Tham gia dự án, người dân được hỗ trợ 100% chi phí mua cây giống, vật tư phân bón trong 3 năm đầu; được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn chi tiết cách làm đất, bón phân và trồng cây đảm bảo theo đúng yêu cầu kỹ thuật. Các loại giống được đưa vào trồng là đào chín sớm DCS1; mận Úc; lê VH6, DL 21; hồng Fuyu…
Trước khi trồng, cán bộ kỹ thuật hướng dẫn các hộ đào hố đảm bảo theo diện tích đăng ký; trong tháng 7, Trung tâm Khuyến nông Lai Châu đã cấp phân bón lót để ủ. Trong các ngày từ 5 - 15/8, Trung tâm cấp 9.000 cây lê giống, 2.200 cây mận giống và 4.000 cây đào giống cho các hộ tham gia để trồng trên diện tích 33,5ha, thực hiện cấp giống đến đâu chỉ đạo người dân tiến hành trồng ngay đến đó.
Trong tháng 8, Trung tâm cấp hết số cây giống còn lại, đảm bảo trồng đủ 37ha theo kế hoạch.
Dự án triển khai sẽ giúp nông dân nâng cao thu nhập bằng những cây ăn quả ôn đới có giá trị, từng bước hình thành vùng sản xuất cây ăn quả ôn đới tập trung trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
Có thể bạn quan tâm

Trong vụ mùa trồng khoai môn cuối năm 2013, đầu năm 2014 thời tiết diễn biến phức tạp khiến cho nhiều diện tích trồng khoai môn của nông dân huyện Vĩnh Linh bị nhiễm bệnh, ảnh hưởng không nhỏ đến sản lượng khi thu hoạch.

Hướng đến SX sạch, nâng cao giá trị sản phẩm, bảo vệ môi trường và ATVSTP, đó là lợi ích từ mô hình trồng tiêu theo tiêu chuẩn GlobalGAP.

Nhờ đầu tư đồng bộ nhiều khâu nên năng suất và chất lượng dưa hấu ở huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam đã tăng cao so với trước đây.

Theo kết quả phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong mẫu dâu tây Đà Lạt mới đây cho thấy, đến thời điểm này, không phát hiện mẫu dâu tây nào có chứa dư lượng thuốc BVTV vượt ngưỡng.

Gần 20% trong tổng số diện tích cam sành trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đang có nguy cơ bị xóa sổ vì bệnh vàng đầu, tập trung chủ yếu ở huyện Châu Thành và thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang) như hồi chuông cảnh báo trước thực trạng người dân sản xuất còn chạy theo phong trào, phá vỡ định hướng quy hoạch của các cơ quan chuyên môn.