Triển khai cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng

Thứ trưởng Hà Công Tuấn yêu cầu Tổng cục Lâm nghiệp (Văn phòng Tổng cục, Văn phòng Ban Chỉ đạo Nhà nước về kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng) chủ động phối hợp thường xuyên, chặt chẽ với Báo Nông nghiệp Việt Nam và các phương tiện thông tin đại chúng tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng về cơ chế, chính sách hỗ trợ của nhà nước đến đối tượng được thụ hưởng và các cấp chính quyền, tổ chức liên quan để nhận thức đầy đủ về mục đích, ý nghĩa và nhiệm vụ triển khai thực hiện Nghị định.
Thứ trưởng cũng giao Tổng cục Lâm nghiệp (Vụ Kế hoạch, Vụ Tài chính) trình Bộ NN-PTNT văn bản hướng dẫn các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ khẩn trương tổng hợp nhu cầu kế hoạch và kinh phí bổ sung thực hiện Nghị định (cho năm 2015, 2016 và kế hoạch trung hạn 2017-2020) báo cáo về Bộ trước ngày 20/10/2015.
Quá thời hạn địa phương nào không có báo cáo xem như không có nhu cầu; phối hợp với Văn phòng BCĐ nhà nước về kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 khẩn trương rà soát, thống nhất và điều chỉnh bổ sung kế hoạch năm 2016, gửi Bộ Tài chính trước ngày 20/10/2015 để tổng hợp báo cáo Chính phủ;
Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan trong việc phân bổ kinh phí theo quy định của Nghị định gắn với việc thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng.
Định kỳ sơ kết 6 tháng, tổng kết năm cùng với việc sơ kết, tổng kết thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng báo cáo Chính phủ theo quy định.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2013, các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được ngành thủy sản khuyến cáo không mở rộng diện tích nuôi tôm sú mà chỉ giữ diện tích nuôi tương đương với năm 2012 là 580.000 ha. Vùng nuôi tập trung tại các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang và Long An; trong đó, tỉnh Cà Mau có diện tích nuôi lớn nhất với 265.650 ha.

"Giá heo hơi liên tục sụt giảm, giá bán ra không bằng giá thành sản xuất nên người chăn nuôi đang lỗ nặng. Nếu tình trạng trên tiếp tục kéo dài trong thời gian tới thì nguy cơ giảm tổng đàn thiếu nguồn cung là không tránh khỏi”, ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai nhận định.

Sò huyết ở đầm Ô Loan (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) là đặc sản nổi tiếng vì thịt dai, ăn ngọt. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhiều người dân sống ven đầm đã đi thu mua sò huyết từ các nơi về bán cho du khách dưới thương hiệu sò huyết Ô Loan!

Bạc Liêu có 394 cơ sở sản xuất và ương tôm giống để bán. Tuy nhiên, số cơ sở sử dụng nguồn tôm bố mẹ sạch bệnh để tạo giống chất lượng cao chỉ chiếm 20%.

Con bò cái “đặc biệt” của gia đình ông Cao Xuân Sơn, trú tại xã Sơn Lễ (Hương Sơn - Hà Tĩnh) vừa sinh 2 con bê con cùng một lúc. Sự kiện hy hữu này đã thu hút rất nhiều người dân hiếu kỳ đến xem.