Triển khai chương trình Thương hiệu Quốc gia năm 2016
Sản phẩm đăng ký để được lựa chọn mang biểu trưng Thương hiệu quốc gia phải đáp ứng các tiêu chí: là kết quả của quy trình sản xuất và kinh doanh hiện đại, đảm bảo các yêu cầu, quy định của các cơ quan chức năng có thẩm quyền trong từng thời kỳ;
Được sản xuất và cung ứng bằng công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường, sử dụng nguyên vật liệu trong nước, có khả năng xuất khẩu và thay thế sản phẩm nhập khẩu; sản phẩm đảm bảo chất lượng; thương hiệu được đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ;
Chiếm tỉ trọng lớn trên thị trường nội địa và kim ngạch xuất khẩu; được người tiêu dùng lựa chọn…
Chương trình do Bộ Công Thương làm cơ quan thường trực, phối hợp với các bộ, ngành triển khai.
Được khởi động từ năm 2003, đến nay chương trình đã trải qua 4 đợt xét chọn, với 63 doanh nghiệp có thương hiệu (sản phẩm, dịch vụ) đạt Thương hiệu quốc gia.
Năm 2016 là lần thứ 5 chương trình được triển khai.
Có thể bạn quan tâm

Trong 8 tháng đầu năm 2014, có 40 loại trái cây tươi của Việt Nam xuất khẩu đến thị trường 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, đạt hơn 1,3 triệu tấn, trong đó thanh long đạt hơn 697.000 tấn, dưa hấu gần 300.000 tấn, nhãn hơn 100.000 tấn, vải hơn 70.000 tấn, chôm chôm 600.000 tấn…

Các tổ hợp lúa lai F1 thế hệ mới tích hợp nhiều gene quý có tiềm năng cho năng suất cao, khả năng thích ứng rộng, kháng bệnh tốt, thời gian sinh trưởng ngắn, có chất lượng cao hơn và có hương thơm… Đây chính là niềm tự hào của lúa lai Việt Nam.

Báo cáo của UBND huyện Điện Biên Đông cho thấy, tính đến đầu tháng 10, các chỉ số về phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện đều đạt khá; đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Đó là cơ sở để chúng ta tin việc thực hiện giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 42% vào cuối năm 2014 sẽ thành hiện thực.

Từ năm 2013 đến nay, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh đã tổ chức 83 lớp tập huấn, hội thảo phổ biến quy trình KHKT cho người dân, như: quy trình gieo cấy lúa bằng công cụ sạ hàng; gieo trồng các giống ngô, đậu tương chất lượng cao; nuôi lợn an toàn sinh học, gà thịt... cho trên 2.500 lượt người tham gia.

Qua kết quả sơ kết triển khai thực hiện Nghị định 41, đầu tư tín dụng vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn trong giai đoạn 2010-2013 đã tăng trưởng mạnh mẽ, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong nông nghiệp nông thôn.