Triển khai chương trình Thương hiệu Quốc gia năm 2016
Sản phẩm đăng ký để được lựa chọn mang biểu trưng Thương hiệu quốc gia phải đáp ứng các tiêu chí: là kết quả của quy trình sản xuất và kinh doanh hiện đại, đảm bảo các yêu cầu, quy định của các cơ quan chức năng có thẩm quyền trong từng thời kỳ;
Được sản xuất và cung ứng bằng công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường, sử dụng nguyên vật liệu trong nước, có khả năng xuất khẩu và thay thế sản phẩm nhập khẩu; sản phẩm đảm bảo chất lượng; thương hiệu được đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ;
Chiếm tỉ trọng lớn trên thị trường nội địa và kim ngạch xuất khẩu; được người tiêu dùng lựa chọn…
Chương trình do Bộ Công Thương làm cơ quan thường trực, phối hợp với các bộ, ngành triển khai.
Được khởi động từ năm 2003, đến nay chương trình đã trải qua 4 đợt xét chọn, với 63 doanh nghiệp có thương hiệu (sản phẩm, dịch vụ) đạt Thương hiệu quốc gia.
Năm 2016 là lần thứ 5 chương trình được triển khai.
Có thể bạn quan tâm

Ngoài việc vươn khơi đánh bắt hải sản dài ngày trên biển, hiện nay người dân thôn Cồn Sẻ, xã Quảng Lộc (huyện Quảng Trạch, Quảng Bình) mở thêm một nghề mới đó là nghề nuôi cá vược trên đoạn sông Gianh chảy qua địa phương. Nghề nuôi cá vược tuy mới mẻ nhưng kỳ vọng sẽ mở ra một hướng làm ăn mới giúp người dân nơi đây có thêm thu nhập, ổn định cuộc sống...

Gần 100 năm về trước, khi lần đầu tiên đưa cây nho về trồng thử nghiệm ở Ninh Thuận, chắc chắn người Pháp cũng không thể ngờ được rằng loại cây trồng "khó tính" lại ưa thích và sinh sôi phát triển mạnh mẻ ở vùng đất "đầy nắng lắm gió" này.

Theo Chi cục NTTS hiện bà con nuôi tôm đang tích cực xuống đồng thu hoạch tôm. Sau hai tuần toàn tỉnh Hà Tĩnh đã thu hoạch được hơn 30% diện tích nuôi tôm vụ Xuân Hè.

Hơn 2.000 con nhím nuôi đã đến lứa xuất chuồng nhưng tiêu thụ quá khó khăn, các xã viên hợp tác xã (HTX) Hợp Thành (Khu phố Kim Hải, phường Kim Dinh, TP. Bà Rịa) phải tự đi tiếp thị tìm đầu ra cho sản phẩm.

“Bén duyên” với vùng đất trũng từ năm 2011, mô hình trồng sen lấy hạt được triển khai tại cánh đồng La Băng và Bàu Đan thuộc xã Hành Thịnh, huyện Nghĩa Hành (Quảng Ngãi) từ nhiều năm nay đã mang lại hiệu quả thiết thực cho nhiều hộ nông dân.