Triển khai chương trình Thương hiệu Quốc gia năm 2016
Sản phẩm đăng ký để được lựa chọn mang biểu trưng Thương hiệu quốc gia phải đáp ứng các tiêu chí: là kết quả của quy trình sản xuất và kinh doanh hiện đại, đảm bảo các yêu cầu, quy định của các cơ quan chức năng có thẩm quyền trong từng thời kỳ;
Được sản xuất và cung ứng bằng công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường, sử dụng nguyên vật liệu trong nước, có khả năng xuất khẩu và thay thế sản phẩm nhập khẩu; sản phẩm đảm bảo chất lượng; thương hiệu được đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ;
Chiếm tỉ trọng lớn trên thị trường nội địa và kim ngạch xuất khẩu; được người tiêu dùng lựa chọn…
Chương trình do Bộ Công Thương làm cơ quan thường trực, phối hợp với các bộ, ngành triển khai.
Được khởi động từ năm 2003, đến nay chương trình đã trải qua 4 đợt xét chọn, với 63 doanh nghiệp có thương hiệu (sản phẩm, dịch vụ) đạt Thương hiệu quốc gia.
Năm 2016 là lần thứ 5 chương trình được triển khai.
Có thể bạn quan tâm

Buổi hội thảo với chủ đề “Tôn vinh nhà lãnh đạo ngành NTTS Việt Nam – Celebrating Leadership in Vietnam’s Aquaculture Industry”. GAA gọi buổi hội thảo này là một “sự kiện đặc biệt” nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng nhận thức về sự cần thiết của việc tăng cường các hoạt động có trách nhiệm giúp các trại nuôi thủy sản có quy mô vừa và nhỏ dễ dàng thâm nhập thị trường.

Cầm cố sổ nghêu, mới nghe hết sức xa lạ nhưng việc này đang diễn ra rầm rộ ở vùng ven biển Bến Tre, nơi có nghề nuôi nghêu và xuất khẩu nghêu nổi tiếng ở ĐBSCL từ nhiều năm qua.

Những năm gần đây, giá tiêu tăng cao nên người dân đầu tư mở rộng diện tích. Tuy nhiên do chưa nắm vững kỹ thuật nên tình trạng sâu bệnh xuất hiện nhiều, khó phòng trừ. Đáng lo ngại là hiện nay nhiều người trồng tiêu vì lợi nhuận trước mắt khai thác cạn kiệt làm cho cây tiêu mau xuống sức, thoái hóa.

Được chọn từ những cây lúa tốt nhất của giống IR 50404, giống lúa AP 2010 của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện An Phú với nhiều đặc tính vượt trội hơn đã cơ bản thay thế được giống lúa IR 50404 truyền thống của nông dân An Giang nói riêng, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

Ông Phạm Văn Bảy - Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, tính đến 30/9/2014 các DN xuất khẩu gạo cả nước đã ký hợp đồng xuất khẩu được khoảng 6,51 triệu tấn gạo. Số hợp đồng này bao gồm cả 613.000 tấn chuyển sang từ năm 2013.