Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trì Chính Làm Giàu Từ Nghề Cói

Trì Chính Làm Giàu Từ Nghề Cói
Ngày đăng: 23/04/2011

Nằm ở trung tâm huyện Kim Sơn (Ninh Bình), lâu nay làng nghề chiếu cói Trì Chính, xã Kim Chính có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Các mặt hàng chiếu cói và sản phẩm thủ công từ cói được bạn hàng khắp nơi ưa chuộng.

Nghề sản xuất cói đã gắn bó với người dân Trì Chính hàng trăm năm nay, nhưng quy mô sản xuất còn nhỏ nên đời sống người dân chưa được cải thiện. Mấy năm trở lại đây, để thích nghi và phát triển trong thời kỳ mới, các doanh nghiệp và hộ sản xuất, kinh doanh chế biến các mặt hàng từ cói đã năng động tìm kiếm thị trường, nắm bắt thị hiếu của khách hàng, tích cực cải tiến mẫu mã, đưa mặt hàng cói của địa phương đến với nhiều thị trường trên thế giới.

Từ chỗ sản xuất các mặt hàng đơn giản như chiếu, bao bì, thảm, đệm, … đến nay, các thợ thủ công ở Trì Chính đã liên tục đổi mới mẫu mã theo đơn đặt hàng của khách, sản xuất ra nhiều mặt hàng có giá trị như: hộp, túi xách, giỏ đựng hàng, mũ nón, giày dép, khay đựng, lẵng hoa bằng cói với những hoa văn đẹp, kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại. Anh Nguyễn Văn Minh, chủ một cơ sở sản xuất và kinh doanh các mặt hàng từ cói cho biết, trước đây lang nghề chỉ biết dệt các loại chiếu nhưng kể từ khi được tham dự các lớp tư vấn, lớp học nghề về sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ từ cây cói do tỉnh và chính quyền địa phương tổ chức, gia đình anh và các hộ kinh doanh sản xuất ở địa phương đã học hỏi thêm nhiều mẫu mã đẹp, mở rộng các mặt hàng sản xuất từ cói, cùng với đó là được chính quyền địa phương xét duyệt cho vay vốn, mở rộng quy mô sản xuất nên nghề sản xuất thủ công mỹ nghệ từ cây cói ở Trì Chính ngày càng phát triển.

Hiện, nghề làm cói ở Trì Chính đã tạo công ăn việc làm ổn định cho hơn 2.000 lao động với thu nhập bình quân 50.000 – 100.000 đồng/ngày. Do vậy, đời sống của người dân ngày một khá hơn, các gia đình có điều kiện đầu tư mua sắm các trang thiết bị phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Hiện nay, ở Trì Chính không còn hộ đói, hộ nghèo theo tiêu chí mới giảm xuống còn dưới 3%, bộ mặt nông thôn không ngừng đổi mới. Chính vì vậy, Trì Chính được công nhận là một trong những làng nghề chế biến các mặt hàng sản xuất từ cói tiêu biểu của Ninh Bình


Có thể bạn quan tâm

Giá ổi Đài Loan giảm nhiều Giá ổi Đài Loan giảm nhiều

Hiện nay, do thị trường khu vực TP.HCM và Hà Nội tiêu thụ chậm, đồng thời các vườn ổi Đài Loan trên địa bàn huyện Châu Thành (Đồng Tháp) đang bước vào giai đoạn thu hoạch rộ, nên thương lái trên địa bàn huyện thu mua ổi với giá 1.200 đồng/kg.

21/04/2015
Bát Xát (Lào Cai) trồng mới 200 ha cây chuối mô Bát Xát (Lào Cai) trồng mới 200 ha cây chuối mô

Năm 2015, huyện Bát Xát (Lào Cai) sẽ trồng mới 200 ha cây chuối mô, nâng tổng diện tích trồng chuối mô trên địa bàn huyện lên hơn 700 ha.

21/04/2015
Một loài sâu mới xuất hiện và gây hại trên trái dừa Một loài sâu mới xuất hiện và gây hại trên trái dừa

Vừa qua, ông Bùi Thế Sương, ở ấp Bình Đông 1, xã Hương Mỹ, huyện Mỏ Cày Nam, đã phát hiện một loài sâu hại mới gây hại trên trái dừa, làm hư trái hàng loạt.

21/04/2015
Cây bưởi Diễn trên đất Phúc Khánh (Phú Thọ) Cây bưởi Diễn trên đất Phúc Khánh (Phú Thọ)

Những năm gần đây, nhiều hộ gia đình ở xã Phúc Khánh, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ đã mạnh dạn triển khai thực hiện mô hình trồng bưởi Diễn cho hiệu quả kinh tế cao.

21/04/2015
Đã có giải pháp kiểm soát bệnh sâu đục trái trên cây bưởi Đã có giải pháp kiểm soát bệnh sâu đục trái trên cây bưởi

Trạm Bảo vệ thực vật Tân Thành (Bà Rịa Vũng Tàu) đã thực hiện mô hình “Phòng trừ sâu đục trái bưởi bằng biện pháp bao trái” tại HTX bưởi da xanh Sông Xoài. Khi sử dụng biện pháp bao trái 30 - 45 ngày sau đậu trái thì hạn chế được những đối tượng gây hại, đồng thời làm tăng số trái loại 1 và loại 2, giảm chi phí đầu tư, tăng hiệu quả kinh tế.

21/04/2015