Treo Miệng Cá Tra

Chuyện người nuôi cá tra “treo ao” đã cũ, giờ người nuôi bắt đầu phải “treo miệng” cá tra - ông Nguyễn Ngọc Hải - Chủ nhiệm Hợp tác xã nuôi cá tra Thới An (quận Ô Môn, TP. Cần Thơ) than thở về tình cảnh người nuôi cá tra hiện nay.
Đã hơn 6 tháng qua, nông dân Nguyễn Thanh Bình ở phường Thới An (quận Ô Môn, TP. Cần Thơ) bỏ đói cá tra vì không có vốn để mua thức ăn.
Cách đây 10 tháng, ông Bình thả nuôi 500.000 con cá tra giống trên diện tích 8.000 m2 và được Công ty Chế biến thủy sản Bình Minh (tỉnh Vĩnh Long) nhận bao tiêu sản phẩm với thỏa thuận công ty cung cấp 1,55 kg thức ăn để lấy lại 1 kg cá tra và người nuôi nhận 4.300 đồng tiền công. Thế nhưng khi con cá tra được 4 tháng, trọng lượng khoảng 500g thì công ty ngưng cung cấp thức ăn với lý do hết vốn.
Nhiều gia đình nuôi không có hợp đồng với công ty càng thê thảm hơn khi không có vốn để đầu tư. Nông dân Nguyễn Văn Tư cho biết: “Tôi nuôi cá 2 năm liên tiếp đều lỗ do giá cá tra nguyên liệu dưới giá thành. Khi không còn vốn để mua thức ăn thì chuyện bỏ đói cá tra vài ba tháng là bình thường”.
Ông Nguyễn Ngọc Hải – Chủ nhiệm Hợp tác xã cá tra Thới An - chia sẻ: “Hiện tại người nuôi bỏ đói cá tra vì nhiều nguyên nhân như: Giá cá nguyên liệu thấp nên càng đổ thức ăn xuống càng lỗ. Nếu tình hình giá cá tra dưới giá thành như hiện nay thì người nuôi rất khó cầm cự với nghề”.
Chỉnh đốn sản xuất, xuất khẩu để cứu cá tra
Hiện tại, rất nhiều nông dân ôm nợ chồng chất sau nhiều năm nuôi cá tra lỗ. Nông dân Đặng Văn Ngôn ở phường Thới An, đang nợ ngân hàng gần 700 triệu đồng sau mấy vụ liên tiếp thua lỗ. Ông Ngôn than thở:“Bây giờ giá cá chỉ khoảng 19.000 đồng/kg nên người nuôi lỗ khoảng 4.000 đồng/kg, trong khi đó vẫn phải trả lãi ngân hàng nên rất khó khăn. Nếu nhà nước có chính sách quản lý chặt việc xuất khẩu cá tra để đẩy giá nguyên liệu, đồng thời khoanh nợ, giảm lãi suất cho những người nuôi thua lỗ mới mong nông dân không bị trắng tay”.
Thực tế cá tra Việt Nam đang độc quyền trên thế giới, nhưng nhiều năm qua vẫn xảy ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, đẩy giá nguyên liệu xuống thấp khiến nông dân điêu đứng. Ông Nguyễn Văn Kịch- Tổng giám đốc Cafatex (Hậu Giang) - nhìn nhận: “Áp lực phải trả nợ vốn vay ngắn hạn cũng là yếu tố khiến nhiều DN phải bán tháo sản phẩm với giá rẻ. Hoặc không ít DN phải bán bằng mọi giá để sớm thu hồi vốn, quay vòng đầu tư”.
Tuy nhiên, nhiều nông dân nuôi cá tra vẫn sống được với nghề khi liên kết với công ty chế biến có uy tín. Ông Võ Văn Tiễn, xã Thới An, mấy năm nay liên kết chặt chẽ với Công ty Cổ phần Sao Mai (An Giang) để nuôi theo hình thức gia công nên cầm chắc lợi nhuận dù giá cá có xuống thấp.
Ông Tiễn cho biết đã hợp tác 5 năm liền với Công ty Sao Mai, trung bình ông lãi từ 1.000 - 2.000 đồng/kg. Theo ông Tiễn, người nuôi sẽ đầu tư giống, nguồn thức ăn ban đầu, khi cá tra được khoảng 1 tháng, công ty sẽ đầu tư thức ăn, đến cuối vụ mua lại cá và trả công người nuôi từ 4.300 - 5.300 đồng/kg.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình:
Nghề nuôi, chế biến, xuất khẩu cá tra phải tổ chức sắp xếp lại nhiều mặt. Trước mắt, sẽ đề nghị các ngân hàng khoanh nợ, giảm lãi suất đối với những hộ nuôi cá tra thua lỗ trong thời gian qua.
Có thể bạn quan tâm

Theo thông tin từ một số nhà vườn trồng thanh long tại các huyện Xuân Lộc, Trảng Bom (Đồng Nai), giá thanh long ruột đỏ bán tại vườn hiện dao động ở mức 15-20 ngàn đồng/kg, tăng khoảng từ 7-10 ngàn đồng/kg; thanh long ruột trắng hiện có giá từ 7-10 ngàn đồng/kg, tăng từ 3-5 ngàn đồng/kg so với thời điểm giữa tháng 6-2014.

Thời gian gần đây, người dân ở xã Long Thạnh, huyện Phụng Hiệp đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất trồng cây kém hiệu quả sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế, góp phần cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập của nhiều hộ dân.

Thông qua trung tâm nông nghiệp huyện, từ đầu năm đến nay, ngân sách nhà nước đã hỗ trợ người dân trên địa bàn huyện Đam Rông phát triển sản xuất, chăn nuôi trong các chương trình dự án lên đến trên 3,996 tỷ đồng, bao gồm: Chương trình trợ giá cây giống cà phê Robusta, sầu riêng giống mới cho người dân các xã Đạ Tông, Đạ M’rông, Liêng S’rônh, Rô Men, Phi Liêng, Đạ K’Nàng, với tổng kinh phí 322,5 triệu đồng;

Thôn Ánh Mai 3 (xã Lộc Châu, TP Bảo Lộc) được nhiều người quen gọi là “Xóm Ao”. Bởi tại đây có rất nhiều nông hộ đang triển khai thực hiện có hiệu quả mô hình thả cá kết hợp chăn nuôi, với khoảng 10ha diện tích ao hồ. Trong số đó có anh Nguyễn Phúc Lợi.

Trong những năm gần đây, sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Sơn có nhiều chuyển biến tích cực. Toàn huyện có hơn 40 nghìn ha rừng được bảo vệ và phát triển tốt. Mỗi năm huyện trồng mới hàng nghìn ha rừng, góp phần giữ ổn định tỷ lệ che phủ rừng.