Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trên 7.300ha Lúa Nhiễm Các Loại Sâu Bệnh Hại

Trên 7.300ha Lúa Nhiễm Các Loại Sâu Bệnh Hại
Ngày đăng: 04/09/2014

Vụ mùa năm nay, toàn tỉnh gieo cấy được trên 39 nghìn ha lúa, trong đó diện tích lúa mùa sớm chiếm khoảng 60%. Hiện nay, lúa mùa sớm đang trong giai đoạn chín sữa - chín sáp, lúa mùa trung giai đoạn làm đòng- trỗ bông, lúa mùa muộn giai đoạn cuối đẻ nhánh.

Tuy nhiên, do điều kiện thời tiết nên nhiều loại sâu bệnh đang phát triển và gây hại cho cây lúa. Trong đó, diện tích lúa nhiễm bệnh khô văn khá cao, trên 7.000 ha, cao hơn khoảng 10% so với cùng kỳ năm ngoái; tỷ lệ hại trung bình 4-18%, nơi cao 30-50%, cục bộ 60-70% /dảnh bị hại. Dự báo thời gian tới, bệnh tiếp tục gây hại trên phạm vi rộng với tỷ lệ hại cao hơn.

Tiếp đến là sâu đục thân 2 chấm, diện tích bị nhiễm khoảng 230ha, mật động trung bình 1-4 con/m2, nơi cao 5-10 con/m2, cục bộ 20 con/m2 (như ở Phú Bình). Thời gian tới, sâu non có thể gây bông bạc trên trà lúa mùa trung trỗ từ giữa tháng 9 đến cuối tháng 9, gây ung đòng trên trà mùa muộn với tỷ lệ hại cao.

Riêng với rầy lưng trắng, diện tích lúa bị nhiễm trên 120ha, thấp hơn 20-30% so với cùng kỳ mọi năm. Mật độ nhiễm trung bình 150- 400 con/m2, nơi cao 1.200-1.500 con/m2, cục bộ 2.000- 3.000 con/m2, ( như ở thị xã Sông Công, thành phố Thái Nguyên và các huyện Phú Bình, Phú Lương, Đồng Hỷ, Đại Từ, Võ Nhai).

Cá biệt như ở thị xã Sông Công, có nơi mật độ nhiễm 5.000-6,000 con/ m2. Dự báo trong thời gian tới, mật độ rầy tiếp tục tăng cao, có khả năng gây cháy trên diện rộng  từ đầu nửa đầu tháng 9 nếu không được phòng trừ kịp thời.

Để hạn chế thấp nhất thiệt hại do sâu bệnh gây ra, Chi cục Bảo vệ Thực vật (BVTV) đã đề nghị các phòng chuyên môn, trạm BVTV các huyện, thành phố, thị xã tăng cường kiểm tra đồng ruộng, theo dõi chặt chẽ diễn biến của sâu bệnh hại, căn cứ vào thực tế sản xuất tại địa phương chủ động tham mưu, đề xuất và hướng dẫn nông dân các biện pháp phòng trừ hiệu quả, phù hợp.


Có thể bạn quan tâm

Nông Dân Cồn Vĩnh Khánh Trúng Mùa Ớt Tết Nông Dân Cồn Vĩnh Khánh Trúng Mùa Ớt Tết

Nông dân trồng ớt ở ấp Vĩnh Khánh, xã Vĩnh Hòa (TX. Tân Châu, An Giang) đang vào mùa thu hoạch. Anh Nguyễn Văn Sang – ngụ ấp Vĩnh Khánh cho biết: Năm rồi anh trồng thí nghiệm 2 công ớt, sau khi trừ chi phí và công chăm sóc anh thu lãi hơn 30 triệu đồng.

07/01/2014
Biện Pháp Phòng Chống Dịch Cúm Gia Cầm Mùa Lạnh Biện Pháp Phòng Chống Dịch Cúm Gia Cầm Mùa Lạnh

Nguy cơ tái phát cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng từ nay đến cuối năm là khá cao, việc tăng cường ý thức phòng chống dịch cho người chăn nuôi, hộ sản xuất kinh doanh ấp nở trúng gia cầm là yếu tố quan trọng

16/12/2013
Nguy Cơ Gieo Cấy Chậm Trễ Thời Vụ Nguy Cơ Gieo Cấy Chậm Trễ Thời Vụ

Thời điểm này là lúc bà con nông dân phải xuống đồng để làm đất chuẩn bị gieo cấy lúa đông xuân. Nhưng, nhiều cánh đồng vẫn còn lênh láng nước, chưa được đấu úng nên nhiều nguy cơ vụ đông xuân sẽ gieo cấy chậm trể.

07/01/2014
Đưa Nấm Rơm Từ Nhà Ra Ruộng Đưa Nấm Rơm Từ Nhà Ra Ruộng

Nấm rơm là loại nấm dễ trồng, có giá trị dinh dưỡng và dược liệu cao nên ngày càng được nhiều nông dân tham gia sản xuất. Việc trồng nấm rơm trái vụ ngay trên đồng ruộng giúp tiết kiệm chi phí nhà xưởng, tận dụng nguồn nguyên liệu rơm rạ sẵn có, đồng thời có thể đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất theo ý muốn của nông dân.

16/12/2013
Trồng Cây Bời Lời Đỏ, Hướng Giảm Nghèo Bền Vững Ở A Vao (Quảng Trị) Trồng Cây Bời Lời Đỏ, Hướng Giảm Nghèo Bền Vững Ở A Vao (Quảng Trị)

Từ nhiều năm nay người dân xã A Vao, huyện Đakarông (Quảng Trị) đã tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng nhằm tăng hiệu quả trên một diện tích đất sản xuất. Trong đó, mô hình phát triển, trồng và khai thác cây bời lời đỏ được triển khai ban đầu đã cho hiệu quả tích cực, góp phần không nhỏ trong việc giảm nghèo bền vững.

07/01/2014