Trồng Mè Lãi Khá

Trồng mè không tốn nhiều công chăm sóc như các loại rau màu khác, chi phí đầu tư cũng chỉ tương đương với trồng lúa nhưng lãi cao gấp 3- 4 lần.
Hiện nay, nông dân tỉnh Đồng Tháp đang tiến hành thu hoạch mè (vừng) trồng trên đất lúa vụ hè thu với năng suất đạt từ 1,5 - 2 tấn/ha. Giá mè thời gian qua đã tăng thêm từ 3.000 – 4.000đ, lên mức 45.000 đ/kg, với mức giá này nông dân lãi ròng từ 50-70 triệu đ/ha.
Ông Trịnh Văn Ngoan, ở ấp 3, xã Bình Hàng Trung, huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp vừa thu hoạch xong 5 công mè phấn khởi cho biết: “Hiện giá mè đang tăng nên thương lái vào tận ruộng đặt cọc trước, chờ thu hoạch xong là đến cân ngay. Năm nay thời tiết thuận lợi nên năng suất mè khá cao, tôi thu được 1 tấn mè thành phẩm/5 công. Bán với giá 45.000 đ/kg, trừ chi phí còn lãi được 35 triệu đồng”.
Theo ông Ngoan, trồng mè không tốn nhiều công chăm sóc như các loại rau màu khác, chi phí đầu tư cũng chỉ tương đương với trồng lúa nhưng lãi cao gấp 3- 4 lần.
Sau khi thu hoạch lúa đông xuân, tiến hành đốt hết rơm rạ rồi bơm nước lên ngâm 1-2 ngày là có thể gieo sạ mè. Chi phí giống, phân bón, chăm sóc khoảng 1 triệu đ/công; nhân công thu hoạch khoảng 800-900 ngàn đ/công.
Có thể bạn quan tâm

Do chí phí đầu tư thấp, dễ trồng và hiệu quả kinh tế cao nên cây rong sụn đang là đối tượng nuôi trồng được nhiều hộ dân ở phường Cam Phúc Bắc (TP. Cam Ranh, Khánh Hòa) lựa chọn, góp phần giúp đời sống của người dân ngày càng khấm khá hơn.

Trước tình trạng nghêu chết hàng loạt tại một số địa phương ĐBSCL như Tiền Giang, Bến Tre, Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I, Viện Hải dương học Nha Trang và Cục Thú y đã phối hợp với các địa phương điều tra, nguyên nhân được xác định là do nắng nóng, môi trường khắc nghiệt cộng với việc người dân ham lợi nhuận thả nuôi mật độ cao.

Trong khi một số vùng trồng bắp lấy hạt bị thất mùa do ảnh hưởng thời tiết thì mô hình trồng bắp lấy thân để bán cho các nhà máy chế biến thức ăn gia súc ở huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) mở ra hướng làm ăn mới…

Điểm nhấn trong bức tranh khởi sắc về kinh tế nông hộ của xã Hải Phú, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) những năm qua có thể kể đến là mô hình kinh tế lợn - cá. Nhờ mô hình này mà hàng chục hộ nông dân nơi đây đã trở thành triệu phú với mức thu nhập bình quân hàng năm sau khi trừ chi phí đạt từ 150 - 200 triệu đồng/mô hình.

Điều tra của Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên cho biết, hiện có khoảng 38% diện tích cà phê tái canh của hộ gia đình ở vùng Tây Nguyên (trong đó có Lâm Đồng) đang bị vàng lá, khô cành… do trồng trên đất không đủ thời gian luân canh, nên đã tạo ra môi trường thuận lợi để các tuyến trùng phát triển nhanh trong đất, gây hại bộ rễ cây.