Trên 67 Ha Mì (Sắn) Ở Huyện Krông Bông Bị Bệnh Rệp Sáp Bột Hồng

Theo thống kê chưa đầy đủ, trên địa bàn huyện Krông Bông (Dak Lak) đã có trên 67 ha mì (sắn) bị bệnh rệp sáp bột hồng, tập trung ở các xã Khuê Ngọc Điền, Hòa Sơn và thị trấn Krông Kmar.
Chi cục Bảo vệ thực vật khẳng định, rệp sáp bột hồng là đối tượng dịch hại nguy hiểm trên cây mì, xuất hiện lần đầu tiên ở Dak Lak, có khả năng lây lan nhanh (qua hom giống, phát tán theo gió, trôi theo nguồn nước) và ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất. Nếu không chủ động phòng trừ kịp thời thì nguy cơ lây lan ra diện tích mì trên địa bàn huyện cũng như các huyện lân cận là rất lớn.
Trước tình hình trên, Chi cục đã tổ chức buổi tập huấn phòng trừ bệnh rệp sáp bột hồng cho 70 hộ dân ở xã Khuê Ngọc Điền để giúp các hộ trồng mì cách nhận biết dấu hiệu bệnh và biện pháp phòng, chống bệnh nhằm xử lý kịp thời, hạn chế lây lan ra diện rộng.
Có thể bạn quan tâm

Đó là quan điểm của ông Hoàng Thanh Vân – Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) khi trao đổi với phóng viên NTNN về tình trạng một số thương lái dám sử dụng chất cấm trong chăn nuôi thời gian qua.

Nước mắm cốt thành phẩm cho vào chum bịt kín rồi chôn xuống cát lạnh 3 tháng. Khi lấy lên, loại nước mắm "3 trăng" này vừa thơm vừa ngọt hậu và để lâu không có hiện tượng bốc hơi, mất nước...

Những ngày theo chân thợ lấy mật ong rừng ở xã Châu Hạnh, huyện Quỳ Châu (Nghệ An), tôi vỡ ra nhiều điều thú vị của cái nghề thu “lộc rừng” này.

Những ngày cuối tháng 8.2015, người dân xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì (Hà Nội) hồ hởi đón nhận tin vui: Tổ công tác giúp việc Hội đồng thẩm định xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) của TP.Hà Nội đã rà soát, đánh giá và chấm điểm gần tuyệt đối cho Vĩnh Quỳnh, đạt 98/100 điểm.

Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích đất phèn và đất phèn mặn khoảng 1,6 triệu ha, (chiếm 40% tổng diện tích tự nhiên của khu vực).