Trên 67 Ha Mì (Sắn) Ở Huyện Krông Bông Bị Bệnh Rệp Sáp Bột Hồng

Theo thống kê chưa đầy đủ, trên địa bàn huyện Krông Bông (Dak Lak) đã có trên 67 ha mì (sắn) bị bệnh rệp sáp bột hồng, tập trung ở các xã Khuê Ngọc Điền, Hòa Sơn và thị trấn Krông Kmar.
Chi cục Bảo vệ thực vật khẳng định, rệp sáp bột hồng là đối tượng dịch hại nguy hiểm trên cây mì, xuất hiện lần đầu tiên ở Dak Lak, có khả năng lây lan nhanh (qua hom giống, phát tán theo gió, trôi theo nguồn nước) và ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất. Nếu không chủ động phòng trừ kịp thời thì nguy cơ lây lan ra diện tích mì trên địa bàn huyện cũng như các huyện lân cận là rất lớn.
Trước tình hình trên, Chi cục đã tổ chức buổi tập huấn phòng trừ bệnh rệp sáp bột hồng cho 70 hộ dân ở xã Khuê Ngọc Điền để giúp các hộ trồng mì cách nhận biết dấu hiệu bệnh và biện pháp phòng, chống bệnh nhằm xử lý kịp thời, hạn chế lây lan ra diện rộng.
Có thể bạn quan tâm

Hiện ông Huỳnh Văn Giã đã trồng thành công giống dừa sáp trên đất mặn, 40 gốc dừa sáp đã cho trái. Mỗi trái dừa sáp bán ra thị trường giá từ 60-80 ngàn đồng, đầu ra khá ổn định.

Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trong quy hoạch vùng sản xuất và làm thế nào để nâng cao chất lượng tôm giống là hai vấn đề được nhiều đại biểu hai huyện Năm Căn và Ngọc Hiển tập trung thảo luận tại hội nghị triển khai Đề án nâng cao chất lượng tôm giống địa bàn tỉnh Cà Mau, do Sở NN&PTNT tỉnh tổ chức tại huyện Năm Căn vào ngày 14/3.

Nếu có dịp đi bất cứ chợ nào, từ thành phố Huế đến các huyện, vùng nông thôn chúng ta sẽ thấy ở đâu cũng có bán tôm đánh bắt tự nhiên từ đầm phá. Nhưng nếu quan sát kỹ hơn, loại tôm nhỏ hoặc cực nhỏ bao giờ cũng chiếm số lượng lớn.

Chiều 18-2, UBND tỉnh Đồng Nai đã có cuộc họp khẩn cấp với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN-PTNT), cùng các sở, ngành, địa phương về tình hình dịch cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh.

Mặc dù không bị lỗ, nhưng sau khi trừ mọi chi phí, lợi nhuận người trồng môn thu được chỉ đạt khoảng 50-60 triệu đồng/ha, giảm khoảng 30 triệu đồng so với năm ngoái.