Trên 55% mẫu tôm giống bị nhiễm bệnh còi

Theo kết quả xét nghiệm của Chi cục Thú y Kiên Giang, trong 150 mẫu tôm giống (gồm xét nghiệm miễn phí cho dân nuôi quảng canh, làm dịch vụ và giám sát dịch bệnh), phát hiện có 83 mẫu nhiễm bệnh còi (MBV), chiếm 55,3%; 11 mẫu đốm trắng (WSD); 2 mẫu hoại tử gan tụy cấp (AHPND) và 4 mẫu chẩn đoán hoại tử cơ nhưng chưa rõ nguyên nhân.
Điều đáng lưu ý là nhiều mẫu bị nhiễm bệnh còi thuộc các lô tôm giống đã được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch tại nơi xuất đi.
Để đảm bảo chất lượng nguồn tôm giống, ngay từ đầu vụ nuôi, Chi cục đã thành lập Đoàn thanh tra, kiểm dịch tôm giống và gia súc, gia cầm, bao gồm 3 Tổ kiểm dịch khâu lưu thông đặt tại các huyện An Biên, Vĩnh Thuận và Kiên Lương.
Qua đó, đã phúc kiểm trên tỷ con tôm giống nhập vào tỉnh, gồm cả tôm sú, tôm thẻ chân trắng và tôm càng xanh. Đồng thời, lập biên bản xử phạt vi phạm về vận chuyển giống thủy sản, sản phẩm động vật với số tiền gần 100 triệu đồng.
Đoàn cũng tiến hành tiêu hủy 120.000 con tôm sú giống không xác định được chủ hàng.
Có thể bạn quan tâm

Nghề nuôi cá lóc bông ở Ninh Bình mỗi năm chỉ cho thu hoạch một lần vào dịp Tết Nguyên đán nên giá rất cao. Mỗi vụ cá, người nông dân thu về cả trăm triệu đồng.

Mới đầu tháng Chạp, hàng trăm nghìn chậu cúc pha lê, cúc đại đóa ở làng hoa cúc Quảng Ngãi đã hết hàng. Nhiều gia đình thu lãi hàng trăm triệu đồng.

Hiện chim công xanh trưởng thành trên thị trường đang được bán với giá 13 - 15 triệu đồng/cặp, riêng chim công khổng tước và ngũ sắc giá lên tới 20-25 triệu/cặp

Một trong những bí quyết 'lạ mà hay' để anh nông dân Nguyễn Thành Nhân 1 năm thu 6 tỷ đồng từ 4,7ha quýt đường là ủ cá tươi lấy nước cốt tưới cho quýt đường.

Trung bình mỗi năm, anh Nam thu khoảng 7 - 8 tấn cá thương phẩm thu về 800 triệu đến 1 tỷ đồng. Cá đặc sản của gia đình anh Nam nuôi chủ yếu cung ứng