Trên 55% mẫu tôm giống bị nhiễm bệnh còi

Theo kết quả xét nghiệm của Chi cục Thú y Kiên Giang, trong 150 mẫu tôm giống (gồm xét nghiệm miễn phí cho dân nuôi quảng canh, làm dịch vụ và giám sát dịch bệnh), phát hiện có 83 mẫu nhiễm bệnh còi (MBV), chiếm 55,3%; 11 mẫu đốm trắng (WSD); 2 mẫu hoại tử gan tụy cấp (AHPND) và 4 mẫu chẩn đoán hoại tử cơ nhưng chưa rõ nguyên nhân.
Điều đáng lưu ý là nhiều mẫu bị nhiễm bệnh còi thuộc các lô tôm giống đã được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch tại nơi xuất đi.
Để đảm bảo chất lượng nguồn tôm giống, ngay từ đầu vụ nuôi, Chi cục đã thành lập Đoàn thanh tra, kiểm dịch tôm giống và gia súc, gia cầm, bao gồm 3 Tổ kiểm dịch khâu lưu thông đặt tại các huyện An Biên, Vĩnh Thuận và Kiên Lương.
Qua đó, đã phúc kiểm trên tỷ con tôm giống nhập vào tỉnh, gồm cả tôm sú, tôm thẻ chân trắng và tôm càng xanh. Đồng thời, lập biên bản xử phạt vi phạm về vận chuyển giống thủy sản, sản phẩm động vật với số tiền gần 100 triệu đồng.
Đoàn cũng tiến hành tiêu hủy 120.000 con tôm sú giống không xác định được chủ hàng.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, huyện Cái Nước (Cà Mau) có hơn 30.200 ha đất nuôi tôm; trong đó, có gần 1.500 ha nuôi công nghiệp, trên 8.000 ha tôm quảng canh cải tiến. Diện tích trên đòi hỏi lượng tôm giống rất lớn, nhưng toàn huyện chỉ có 17 trại sản xuất tôm sú giống, đáp ứng khoảng 20% nhu cầu của nông dân.

Các đại lý mua bán nông sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và Bình Phước cho biết, thời điểm hiện nay, giá hạt tiêu mua tại nhà của nông dân là 150.000 đến 152.000 đồng/kg.

HTX bò sữa Long Tân (xã Long Tân, huyện Dầu Tiếng, Bình Dương) thành lập ngày 6-8-2013, trên cơ sở tổ hợp tác chăn nuôi bò sữa Long Tân. Sau 1 năm thành lập, HTX đã có bước chuyển mình. Đàn bò sữa của HTX hiện có khoảng 420 con, trong đó có 280 con đang cho sữa, thuộc 44 hộ chăn nuôi.

Thay vì chỉ tập trung vào một thị trường Trung Quốc, thời gian gần đây, nhiều hiệp hội, doanh nghiệp, thương lái... ở nhiều lĩnh vực đang tăng tốc chủ động lên những kế hoạch khá bài bản để mở rộng sang những thị trường khác.

Thời tiết nắng, mưa xen kẽ như hiện nay là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại sâu bệnh phát triển trên cây mía. Hiện toàn tỉnh Hậu Giang đã ghi nhận hơn 180ha mía bị nhiễm sâu bệnh, do đó để hạn chế diện tích lây lan và đảm bảo vụ mía đạt thắng lợi thì công tác phòng, chống sâu bệnh đang là vấn đề cần quan tâm hiện nay.