Trên 55% mẫu tôm giống bị nhiễm bệnh còi

Theo kết quả xét nghiệm của Chi cục Thú y Kiên Giang, trong 150 mẫu tôm giống (gồm xét nghiệm miễn phí cho dân nuôi quảng canh, làm dịch vụ và giám sát dịch bệnh), phát hiện có 83 mẫu nhiễm bệnh còi (MBV), chiếm 55,3%; 11 mẫu đốm trắng (WSD); 2 mẫu hoại tử gan tụy cấp (AHPND) và 4 mẫu chẩn đoán hoại tử cơ nhưng chưa rõ nguyên nhân.
Điều đáng lưu ý là nhiều mẫu bị nhiễm bệnh còi thuộc các lô tôm giống đã được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch tại nơi xuất đi.
Để đảm bảo chất lượng nguồn tôm giống, ngay từ đầu vụ nuôi, Chi cục đã thành lập Đoàn thanh tra, kiểm dịch tôm giống và gia súc, gia cầm, bao gồm 3 Tổ kiểm dịch khâu lưu thông đặt tại các huyện An Biên, Vĩnh Thuận và Kiên Lương.
Qua đó, đã phúc kiểm trên tỷ con tôm giống nhập vào tỉnh, gồm cả tôm sú, tôm thẻ chân trắng và tôm càng xanh. Đồng thời, lập biên bản xử phạt vi phạm về vận chuyển giống thủy sản, sản phẩm động vật với số tiền gần 100 triệu đồng.
Đoàn cũng tiến hành tiêu hủy 120.000 con tôm sú giống không xác định được chủ hàng.
Có thể bạn quan tâm

Đó là anh Bùi Sĩ Ngọc ở thôn Văn Quang, xã Phước Quang, huyện Tuy Phước (Bình Định). Cơ sở của anh chuyên ấp nở vịt xiêm và gà ta, với quy mô 2 lò ấp theo chu kỳ 5 ngày ấp nở được 1 lứa, sản xuất ra 5.000 con giống.

Mấy ngày qua, tình hình giá cá tra chẳng mấy khả quan khi chỉ khoảng 20.000 đồng/kg dưới giá thành sản xuất từ 4.000-5.000 đồng/kg, trong khi vật giá đều nằm ở mức cao, khiến ngư dân “oằn lưng” chịu lỗ. Hàng loạt ao hầm tiếp tục bị “treo”, do người nuôi không còn vốn để tái đầu tư. Nhiều hộ, phải “nhường sân” cho doanh nghiệp hoặc các đại gia thuê nuôi cá tra.

Đó là mô hình nuôi gà ri trên nền “Đệm lót sinh thái” của chị Đoàn Thị Kim Uyên, ở ấp Phú Lợi B (Phú Kiết, Chợ Gạo - Tiền Giang) đã áp dụng có hiệu quả kinh tế cao trong những năm qua, đặc biệt tránh được mùi hôi thối và không ô nhiễm môi trường chung quanh, điều mà từ lâu nay hộ chăn nuôi nào cũng mong muốn.

Theo khảo sát của Công ty cổ phần đường Bình Định (BISUCO), nhờ tăng cường các biện pháp thâm canh, áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất, năng suất mía tại các mô hình “cánh đồng mẫu lớn” ước đạt bình quân từ 70 - 80 tấn/ha, cao hơn năng suất ngoài mô hình từ 20 - 30 tấn/ha, hiệu quả kinh tế mang lại cao hơn 30%.

Hơn 110ha mặt nước nuôi trồng thủy sản đang được người dân ở các xã của huyện Than Uyên (Lai Châu) phát triển bằng nhiều hình thức và bước đầu đạt hiệu quả kinh tế. Tương lai của vùng đất này có thêm hướng thoát nghèo bền vững đó là nuôi trồng và mở rộng diện tích thủy sản.