Trên 30 ha ngô mất mùa, người dân lo lắng

UBND tỉnh đã giao cho ngành nông nghiệp tỉnh chủ trì triển khai thực hiện.
Sở Nông nghiệp và PTNT giao cho Trung tâm Khuyến nông tỉnh trực tiếp làm đầu mối nhận và cấp phát giống cho các huyện thông qua hệ thống khuyến nông huyện và phòng kinh tế, phòng nông nghiệp các huyện.
Những bắp ngô có ít hạt.
Thực hiện chương trình này, huyện Sa Pa đã triển khai mô hình trồng ngô bằng 4 giống do Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cấp, gồm HN68, HN88, MX10, LVN10…với số lượng 7.000kg.
Trong đó, chủ yếu là giống ngô LVN10, với số lượng 5.000kg, cung ứng cho bà con của 12 xã trong huyện.
Theo phản ánh của nông dân 2 xã Thanh Kim, Bản Hồ, giống ngô LVN10 trồng vụ hè thu ra bắp có hạt rất ít, thâm chí nhiều diện tích không có hạt.
Thậm chí có nhiều bắp không có hạt.
Đồng chí Vàng A Vững, Chủ tịch UBND xã Bản Hồ cho biết: Giống ngô LVN10 lần đầu tiên được đưa vào trồng trên địa bàn, hiện đã vào vụ thu hoạch, song bắp chỉ nhỏ bằng ¼ so với các giống ngô khác, có bắp chỉ lưa thưa vài hạt, thậm chí có bắp không có hạt, mặc dù cây ngô phát triển rất tốt.
Qua kiểm tra thực tế và báo cáo của UBND các xã, tại Bản Hồ và Thanh Kim, diện tích ngô mất mùa trên 30 ha.
Riêng xã Bản Hồ, vụ ngô hè thu này có 15 ha gần như bị “mất trắng”.
Nhiều hộ dân bỏ ngô tại cánh đồng không buồn thu hoạch…
Bà Lù Thị Út, thôn Bản Dền, xã Bản Hồ cho biết: Cây ngô phát triển tốt, thân to, cây cao quá đầu người, nhưng đến giai đoạn trổ cờ ra bắp thì bắp không phát triển và cây bị khô héo dần.
Nhà trồng 8kg giống chỉ thu được gần 1 tạ ngô hạt…
Nhà anh Đào Đức Tuấn, thôn Lave, xã Bản Hồ vụ này trồng 4 kg giống ngô LVN10, như chỉ thu hoạch được 4 bao ngô, nếu tẽ hạt… chưa nổi 50kg.
Anh Tuấn ngồi nhìn đống ngô vừa thu hoạch không khỏi lo âu, vì thời gian tới không có ngô để chăn nuôi, trong khi tiền vay mượn để mua phân bón và thuê thêm người trồng chưa thể trả được.
Cùng thôn La Ve, gia đình anh Lù Văn Sài cũng trồng 3kg giống ngô lai VN10, thì gần như mất trắng.
Dẫn chúng tôi lên nương ngô của gia đình, dù cây rất tốt, mỗi cây ra 2 bắp, nhưng bắp có rất ít hạt, thậm chí có bắp không có hạt… Mặc dù năm nay anh đã 3 lần bón phân đạm cho ngô và bỏ công chăm sóc rất nhiều.
Năm ngoái gia đình chỉ phải đong thêm 5 tạ ngô hạt để chăn nuôi, nhưng vì mất trắng ngô như này, năm nay anh phải mua trên 1 tấn ngô hạt.
Công đầu tư chăm sóc, tiền phân bón bỏ không, không thu lại được ngô hạt… Những nương ngô mất trắng vì trồng ở xa nhà, anh cũng không buồn thu cây về cho trâu ăn nữa mà bỏ cho cây khô trên nương.
Mặc dù, giống ngô được cấp không, bà con không mất tiền mua giống như mọi năm, nhưng người dân phải bỏ tiền mua phân bón, bỏ công chăm sóc, tính sơ bộ mỗi ha cũng chi phí khoảng 12 triệu đồng.
Trong khi đó, theo số liệu tổng hợp sơ bộ, đã có trên 30 ha ngô của gần 600 hộ dân ở 2 xã Thanh Kim, Bản Hồ bị thiệt hại không biết nguyên nhân do đâu.
Hộ nhiều nhất hơn 2 ha, hộ ít cũng thiệt hại vài sào.
Lý giải vì sao, cùng thời điểm xuống giống, 3 giống ngô HN68, HN88, MX10 vẫn sinh trưởng, phát triển tốt, ra bắp cho hạt đều; còn giống LVN10 thì “mất mùa”… theo ông Ninh Anh Vũ, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh cho biết:
Đây là nguồn giống dự trữ quốc gia cấp không cho đồng bào, có thể do khâu bảo quản giống của bà con chưa tốt hoặc các địa phương chỉ đạo nhân dân trồng không đúng thời vụ, chăm sóc không đúng quy trình kỹ thuật.
Tuy nhiên, khi cấp giống cho bà con trồng, lực lượng khuyến nông các huyện đi kiểm tra đều thấy tỷ lệ ngô nảy mầm rất tốt…
Vì vậy, rất cần các ngành chức năng và chính quyền huyện Sa Pa vào cuộc tìm hiểu, làm rõ nguyên nhân mất mùa trên diện tích ngô lai LVN10 trồng tại địa bàn 2 xã Thanh Kim, Bản Hồ, cũng như có hướng giải quyết, khắc phục hậu quả, nhanh chóng thay thế cây trồng khác để đảm bảo an ninh lương thực.
Có thể bạn quan tâm

Sau một thời gian triển khai quyết liệt, bảo hiểm (BH) cho cây lúa và vật nuôi như trâu, bò, lợn, gà diễn ra khá thành công thì BH cho thủy sản lại đứng trước nhiều thách thức lớn. Ở các địa phương có diện tích nuôi thủy sản lớn nhất cả nước là Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Bến Tre và Trà Vinh, trong khi dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, tôm, cá chết hàng loạt, người nuôi trồng đặt hy vọng nhiều vào việc đền bù nhanh chóng... lại xuất hiện thông tin có sự lợi dụng chính sách bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) để trục lợi từ phía người nuôi. Từ đó, quá trình bồi thường bị kéo dài và điều này đã trở thành lực cản trong quá trình triển khai chủ trương này trên diện rộng.

Theo Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), sau một thời gian tạm lắng, dịch cúm gia cầm đã bùng phát trở lại và đang có nguy cơ lây lan ra diện rộng.

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, ngoài hơn 50ha quýt đường của gần 100 hộ dân được trồng xen với cây lá dừa nước của hợp tác xã Thuận Phú (ấp Long Trị, xã Bình Phú, Càng Long) đã “ăn nên làm ra” (bình quân 01ha, nhà vườn thu nhập từ 100-120 triệu đồng/năm) thì địa bàn huyện Càng Long còn khoảng 200ha vườn cây có múi được trồng rải rác (chanh, bưởi, quýt, cam...các loại) ở các xã trong huyện. Đặc biệt, do những năm qua, một số trái cây: Xoài, dừa, chanh… giá không ổn định, nhà vườn Càng Long có hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, bưởi da xanh được chọn làm cây trồng chủ lực. Từ đó, bưởi da xanh “đứng đầu bảng” về giá (đối với cây có múi), nhưng năm nay, dịch bệnh đã tấn công mạnh, làm cho nhiều nhà vườn lúng túng, không chống chọi nổi, đang rất cần nhà khoa học vào cuộc.

Mới đây, tại TP Long Xuyên, tỉnh An Giang diễn ra Hội nghị thành lập Hiệp hội Cá tra Việt Nam nhiệm kỳ I (2013 - 2015). Hiệp hội ra đời vào thời điểm ngành hàng cá tra của Việt Nam đang đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức. Song, từ người nuôi đến doanh nghiệp (DN), các nhà quản lý đều mong mỏi Hiệp hội sẽ là cầu nối vững chắc để sắp xếp, ổn định lại trật tự và thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành hàng mang tính chiến lược quốc gia.

Phong trào nuôi nhím cách đây vài năm, nhiều gia đình tại Bắc Ninh đã bỏ ra khoản đầu tư lớn để nuôi loài động vật hoang dã này. Để rồi có những hộ chưa kịp “giàu” vì nhím đã lao đao khi giá bán nhím rớt thê thảm, hàng loạt hộ đành ngậm ngùi bán tháo để chuyển sang ngành nghề khác.