Trên 1.800 ha nhãn bị đốn do bệnh chổi rồng
Theo thống kê của Sở NN và PTNT, năm 2012, diện tích trồng nhãn trên địa bàn tỉnh trên 9.400 ha, trong đó gần 8.830 ha bị nhiễm bệnh chổi rồng (nhẹ: 103 ha, trung bình: 2.259 ha, nặng: 6.467 ha).
Những tháng đầu năm 2015, cây nhãn có dấu hiệu hồi phục, những vườn nhãn được đầu tư chăm sóc, thực hiện đúng quy trình của Cục Bảo vệ thực vật thì tỷ lệ bệnh thấp hơn 15%. Đặc biệt, có nhiều vườn nhãn có tỷ lệ thấp hơn từ 4 - 10% như tổ hợp tác trồng nhãn ở xã Tân Hạnh (Long Hồ) thực hiện sản xuất theo quy trình VietGap hay một số vườn nhãn của các hộ nông dân ở xã Phước Hậu (Long Hồ), Tân Bình (Bình Tân), Lục Sỹ, Phú Thành (Trà Ôn)…
Trên diện tích nhãn chổi rồng bị đốn bỏ, nông dân đã trồng lại các loại cây trồng khác như chôm chôm, nhãn Edor, cam, bưởi, mít, xoài…
Theo Sở NN và PTNT, công tác phòng chống bệnh chổi rồng trong năm nay chủ yếu tập trung vào công tác tuyên truyền, tập huấn chuyển giao kỹ thuật, xây dựng mô hình kiểu mẫu…
Thời gian tới, sẽ tiếp tục hướng dẫn nông dân phòng trị bệnh chổi rồng trên những vườn cây nhãn có khả năng sinh trưởng phát triển tốt. Bởi, cây nhãn đang có dấu hiệu phục hồi, có thị trường xuất khẩu, công tác phòng chống dịch bệnh này có nhiều tín hiệu khả quan và nhiều nhà vườn vẫn còn tâm huyết với cây nhãn.
Có thể bạn quan tâm

Do ảnh hưởng của tình hình thời tiết và nguồn nước phục vụ sản xuất bị ô nhiễm nặng nên nhiều vùng nuôi thủy sản tại Hải Phòng có hiện tượng tôm, cá chết hàng loạt. Cả người dân và chính quyền địa phương đều lúng túng trong triển khai các biện pháp xử lý.

Là một trong 5 sản phẩm được UBND TX Quảng Yên (Quảng Ninh) chọn tham gia Đề án: “Mỗi xã, phường một sản phẩm” của tỉnh, đến nay, sản phẩm tôm sú Quảng Yên đã có mặt ở hầu hết các chợ, siêu thị, cửa hàng đại lý giới thiệu sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh...

Trước đây, hầu hết các hộ nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau đều chọn nuôi mật độ cao để tăng sản lượng tôm nuôi. Nhưng kể từ đầu năm 2015 đến nay, khi tôm nguyên liệu trên thị trường bị rớt giá, cộng với giá thức ăn, vật tư phục vụ nuôi thuỷ sản ở mức cao thì cách nuôi này phần lớn không mang lại hiệu quả.

Giá giảm, tỷ lệ chết cao khiến người nuôi ở vùng Prakasam, thuộc bang Andhra Pradesh, Ấn Độ gặp khó khăn. Chính quyền nước này đang được yêu cầu phải có các chính sách giảm chi phí đầu vào cho người nuôi.

Gần một tuần qua, bãi nghêu ở cửa biển kênh Cái Cùng, thuộc xã Long Điền Đông, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu trở nên hỗn loạn, mỗi ngày có hàng trăm người, cao điểm cả ngàn người kéo tới “hôi” nghêu. Việc tranh chấp quyết liệt giữa chủ bãi nghêu với người dân đã dẫn đến máu đổ, có người phải nhập viện…