Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trẻ Hóa Vườn Cà Phê Bằng Phương Pháp Ghép Chồi

Trẻ Hóa Vườn Cà Phê Bằng Phương Pháp Ghép Chồi
Ngày đăng: 04/11/2013

Trong vài năm trở lại đây, trước thực trạng nhiều diện tích cà phê già cỗi, đạt năng suất thấp do sử dụng các loại giống kém chất lượng, xã Tân Thành (Krông Nô - Đắk Nông) đã tích cực phối hợp với các cơ quan chuyên môn thực hiện tái canh, “trẻ hóa” vườn cà phê bằng phương pháp ghép chồi.

Qua thực tế vụ cà phê năm nay cho thấy, phương pháp ghép chồi đã mang lại nhiều ưu thế, không chỉ giúp nông dân rút ngắn được thời gian chăm sóc, tiết kiệm chi phí mà năng suất cũng tăng cao hơn trước từ 1,5-2 lần.

Ðiển hình như gia đình ông Lữ Văn Bốn, ở thôn Ðắk Rô, sau khi được cán bộ khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật ghép chồi cũng như tìm hiểu rõ hiệu quả ở các vườn trong và ngoài tỉnh, ông đã mạnh dạn cưa đốn, ghép giống cà phê TR4 vào gốc cây cũ trên diện tích 1 ha. Vụ thu hoạch năm nay, năng suất của vườn cà phê ước đạt hơn 5 tấn/ha.

Theo ông Bốn thì thời điểm ghép chồi tốt nhất là vào đầu mùa mưa, ngay sau khi thu hoạch xong cà phê thì nên tiến hành cưa đốn những cây có bộ rễ chắc, không sâu bệnh để ghép chồi, cải tạo vườn. Thế nhưng, nếu cây đã quá già thì nên nhổ bỏ trồng mới, vì bộ rễ yếu, khả năng hút chất dinh dưỡng thấp sẽ khiến cho cây chậm phát triển, năng suất cũng đạt thấp.

Còn gia đình ông Lê Văn Lợi, ở thôn Ðắk Hoa, năm 2009, theo hướng dẫn của cán bộ khuyến nông cũng đã dùng phương pháp ghép chồi để “trẻ hóa” 1 ha cà phê bằng giống TR4.

Ông Lợi cho biết: “Sau khi ghép chồi chưa đầy 1 năm mà cà phê đã phát triển như cây trồng mới, đến năm thứ 2 đã cho thu hoạch với năng suất vượt giống cũ từ 1-2 tấn/ha. Ngoài ra, chi phí đầu tư trong trong năm đầu tiên cũng chỉ tốn hơn 10 triệu đồng/ha. Thuận lợi nhất của việc cải tạo vườn cà phê bằng ghép chồi là ngay năm đầu tiên cây đã có thể cho thu hoạch và sang năm thứ 2 là đi vào kinh doanh ổn định, rút ngắn được rất nhiều thời gian so với trồng mới”.

Theo ông Trần Quang Vinh, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Thành, thì hiện nay trên địa bàn xã có rất nhiều nông dân biết áp dụng phương pháp ghép chồi để tái canh vườn cà phê, với diện tích đã được ghép thành công lên đến hàng chục ha. Gia đình nào có nhu cầu chuyển đổi, cải tạo vườn cây, cán bộ khuyến nông đến tận vườn để hướng dẫn và thực hành ghép chồi cà phê cho bà con.

Qua thực tế sản xuất cho thấy, việc ghép chồi thì rất dễ, nhưng việc chọn giống để ghép thì không hề đơn giản, phải phù hợp với điều kiện chăm sóc, đáp ứng đủ dinh dưỡng để vườn cây đảm bảo năng suất, sản lượng về lâu dài.

Có thể nói, trong bối cảnh hiện nay, việc cải tạo, tái canh vườn cà phê bằng phương pháp ghép chồi thật sự phù hợp với khả năng, trình độ sản xuất cũng như vốn liếng của nhiều nông dân trên địa bàn xã. Nông dân cũng không đòi hỏi gì về việc Nhà nước phải hỗ trợ giống, kinh phí mà chỉ cần có cán bộ khuyến nông hướng dẫn, tư vấn đầy đủ, rõ ràng về kỹ thuật là có thể tự làm, nhưng vẫn mang lại hiệu quả kinh tế cao.


Có thể bạn quan tâm

Vì Sao Giá Tôm Thương Phẩm Tăng? Vì Sao Giá Tôm Thương Phẩm Tăng?

Tính từ đầu năm đến nay, diện tích tôm thương phẩm toàn tỉnh Ninh Thuận thả nuôi trên 955 ha, trong đó có 900 ha tôm thẻ chân trắng và 55 ha tôm sú. Tuy diện tích thả nuôi chỉ đạt 74% so với cùng kỳ năm trước, nhưng theo Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản (NTTS), tình hình bệnh trên tôm nuôi có xu hướng giảm và giá bán tôm thương phẩm tăng, đây được coi là tín hiệu vui về sự khởi sắc của nghề nuôi tôm thương phẩm trong tỉnh năm nay, đặc biệt đối với tôm thẻ chân trắng.

01/10/2013
13 Năm Với Ước Vọng Đổi Đời 13 Năm Với Ước Vọng Đổi Đời

Năm 2000, một số vùng sản xuất lúa kém hiệu quả được phép chuyển đổi sang nuôi tôm, nhiều nông dân tưởng chừng đã bước được một chân vào cánh cửa đổi đời.

02/10/2013
Nhiều Hộ Chăn Nuôi, Nuôi Trồng Thủy Sản Ven Đô Bị Mất Trắng Sau Bão Nhiều Hộ Chăn Nuôi, Nuôi Trồng Thủy Sản Ven Đô Bị Mất Trắng Sau Bão

Mặc dù cơn bão số 10 không trực tiếp đổ bộ vào thành phố Hà Tĩnh, tuy nhiên, do mưa to kèm theo gió lớn nên các khu vực nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi ven đô bị thiệt hại khá nặng.

02/10/2013
Lợi Nhuận Từ Nuôi Tôm Nước Lợ Đạt Trên 6,2 Tỷ Đồng Lợi Nhuận Từ Nuôi Tôm Nước Lợ Đạt Trên 6,2 Tỷ Đồng

Trong năm 2013, thành phố Đông Hà (Quảng Trị) tiếp tục chỉ đạo các địa phương khôi phục, tận dụng và khai thác tối đa diện tích mặt nước hiện có để phát triển nuôi trồng thủy sản.

03/10/2013
Bão Số 10 Gây Thiệt Hại Nặng Nề Về Nông Nghiệp Bão Số 10 Gây Thiệt Hại Nặng Nề Về Nông Nghiệp

Tại Thanh Hóa: Đã có 4 hồ, đập tại huyện Tĩnh Gia đã bị tràn, vỡ khiến hàng nghìn hộ dân ở các xã Tân Trường, Trường Lâm, Mai Lâm, Trúc Lâm, Hải Thượng… bị cô lập trong nước lũ. Toàn huyện hiện có gần 2.000 ha lúa mùa đang thời kỳ thu hoạch, 1.500 ha hoa màu vụ đông vừa gieo trồng bị nước cuốn trôi, nhiều nhà dân bị sập đổ và hơn 30 ha nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất muối bị thiệt hại.

03/10/2013