Trâu bò lớn nhanh nhờ ăn bã mì ủ chua

Trong góc sân căn nhà nằm ngay bên con đường liên huyện, vẫn không ngơi tay trộn 2 bao bã mì để ủ làm thức ăn thêm cho 4 con bò của gia đình, chị Đinh Thị Viu (35 tuổi, ở xã Sơn Hải) bộc bạch:
Từ khi được cán bộ của Trạm Khuyến nông huyện đến nhà bày cách ủ bã mì để làm thức ăn, đàn bò nhà mình mau lớn hơn rất nhiều.
Chị Đinh Thị Viu (phải) giới thiệu về kỹ thuật ủ bã mì.
Ông Nguyễn Nam -một người nuôi bò ở gần nhà chị Viu cũng cho biết cụ thể: Nếu thường xuyên cho ăn bã mì ủ thì gia súc nuôi nói chung đều tăng trọng lượng ước từ 7-10% so với số không ăn.
Cách nuôi chủ yếu của đại đa số người dân nơi đây vẫn là chăn thả rông ngoài đồi, rừng và nguồn thức ăn là cỏ mọc tự nhiên.
Vì vậy, hàng năm cứ đến mùa đông, giá lạnh, số trâu bò bị chết vì đói và rét trên địa bàn huyện Sơn Hà lên đến hàng trăm con.
Già Đinh Văn Nui (62 tuổi), ở thôn 2, xã Sơn Ba cho biết: “Có năm trời mưa nhiều, không có thức ăn nên 30 con trâu của người dân nơi đây bị chết.
Để hạn chế tình trạng trên, đồng thời phát triển đàn trâu, bò bền vững, cùng với mô hình trồng cỏ và làm cây rơm, năm 2008 Trạm Khuyến nông Sơn Hà đã triển mô hình ủ bã mì chua để làm thức ăn thêm và vỗ béo cho trâu bò.
Ông Đinh Văn Trung - Trưởng trạm Khuyến nông Sơn Hà cho biết: Toàn huyện hiện có khoảng 13.000 con trâu, 21.000 con bò.
Do nhận thức của người dân còn hạn chế, bên cạnh đó là thói quen chăn nuôi theo kiểu thả rông, nên ban đầu việc triển khai thí điểm mô hình ủ bã mì chua làm thức ăn cho trâu bò gặp khá nhiều khó khăn.
Từ 3 hộ dân tham gia thí điểm ban đầu, đến nay mô hình đã được nhân rộng với ước tính trên 60% số hộ chăn nuôi gia súc ở địa phương đã làm theo.
Cùng với trồng cỏ, làm chuồng dự trữ rơm rạ; việc tận dụng nguồn bã từ nhà máy chế biến tinh bột mì ở địa phương để ủ làm thức ăn đã góp phần vỗ béo cho trâu, bò, từ đó tăng thu nhập cho người chăn nuôi nơi đây.
Có thể bạn quan tâm

Nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh đã tự ý xuống giống lúa vụ 3 (còn gọi là vụ thu đông) năm 2013 với tổng diện tích lên đến gần 1.000ha, tập trung nhiều ở 2 huyện Hồng Ngự và Tân Hồng (Đồng Tháp), dù ngành chức năng khuyến cáo không nên xuống giống vì hệ thống đê bao không đảm bảo an toàn. Hiện tại, nước lũ thượng nguồn đang đổ về mạnh, chính quyền và người dân đang “gồng mình” quyết tâm bảo vệ lúa vụ 3 nhằm tránh thiệt hại cho người dân.

Thời điểm hiện nay, người dân ở tỉnh Lạng Sơn đang bước vào mùa thu hoạch Hoa Hồi với niềm vui không trọn vẹn, bởi năm nay hoa hồi được giá nhưng lại mất mùa…

Mặc dù chi phí sản xuất mỗi công hành giống lên đến 9 - 10 triệu đồng, nhưng nhờ đạt năng suất và giá bán khá cao, vụ hành giống năm nay, nông dân Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng vẫn có lời khá. Theo Trạm Khuyến nông thị xã Vĩnh Châu, năng suất bình quân của hơn 1.400ha hành tím giống từ 10 - 11 tấn/ha; cùng với giá bán từ 25.000 - 30.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, người trồng hành giống vẫn có lời từ 15 - 20 triệu đồng/công.

Đó là anh Nguyễn Duy Liên ở đội 5, xã Đại Đồng, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Và cũng chính đà điểu đã giúp cho anh trở thành triệu phú.

Theo Hội nước mắm Phú Quốc, gần hai năm nay nghề sản xuất nước mắm truyền thống của huyện gặp rất nhiều khó khăn do thiếu cá cơm nguyên liệu trầm trọng, trong khi nguyên liệu chủ yếu để làm nên hương vị đặc sắc của nước mắm Phú Quốc chính là cá cơm.