Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trâu bò lớn nhanh nhờ ăn bã mì ủ chua

Trâu bò lớn nhanh nhờ ăn bã mì ủ chua
Ngày đăng: 24/11/2015

Trong góc sân căn nhà nằm ngay bên con đường liên huyện, vẫn không ngơi tay trộn 2 bao bã mì để ủ làm thức ăn thêm cho 4 con bò của gia đình, chị Đinh Thị Viu (35 tuổi, ở xã Sơn Hải) bộc bạch:

Từ khi được cán bộ của Trạm Khuyến nông huyện đến nhà bày cách ủ bã mì để làm thức ăn, đàn bò nhà mình mau lớn hơn rất nhiều.

Chị Đinh Thị Viu (phải) giới thiệu về kỹ thuật ủ bã mì.

Ông Nguyễn Nam -một người nuôi bò ở gần nhà chị Viu cũng cho biết cụ thể: Nếu thường xuyên cho ăn bã mì ủ thì gia súc nuôi nói chung đều tăng trọng lượng ước từ 7-10% so với số không ăn.

Cách nuôi chủ yếu của đại đa số người dân nơi đây vẫn là chăn thả rông ngoài đồi, rừng và nguồn thức ăn là cỏ mọc tự nhiên.

Vì vậy, hàng năm cứ đến mùa đông, giá lạnh, số trâu bò bị chết vì đói và rét trên địa bàn huyện Sơn Hà lên đến hàng trăm con.

Già Đinh Văn Nui (62 tuổi), ở thôn 2, xã Sơn Ba cho biết: “Có năm trời mưa nhiều, không có thức ăn nên 30 con trâu của người dân nơi đây bị chết.

Để hạn chế tình trạng trên, đồng thời phát triển đàn trâu, bò bền vững, cùng với mô hình trồng cỏ và làm cây rơm, năm 2008 Trạm Khuyến nông Sơn Hà đã triển mô hình ủ bã mì chua để làm thức ăn thêm và vỗ béo cho trâu bò.

Ông Đinh Văn Trung - Trưởng trạm Khuyến nông Sơn Hà cho biết: Toàn huyện hiện có khoảng 13.000 con trâu, 21.000 con bò.

Do nhận thức của người dân còn hạn chế, bên cạnh đó là thói quen chăn nuôi theo kiểu thả rông, nên ban đầu việc triển khai thí điểm mô hình ủ bã mì chua làm thức ăn cho trâu bò gặp khá nhiều khó khăn.

Từ 3 hộ dân tham gia thí điểm ban đầu, đến nay mô hình đã được nhân rộng với ước tính trên 60% số hộ chăn nuôi gia súc ở địa phương đã làm theo.

Cùng với trồng cỏ, làm chuồng dự trữ rơm rạ; việc tận dụng nguồn bã từ nhà máy chế biến tinh bột mì ở địa phương để ủ làm thức ăn đã góp phần vỗ béo cho trâu, bò, từ đó tăng thu nhập cho người chăn nuôi nơi đây.


Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Hoài Nam Vươn Lên Từ Mô Hình Ông Nguyễn Hoài Nam Vươn Lên Từ Mô Hình "Trồng Xen Canh, Lấy Ngắn Nuôi Dài" Ở Tiền Giang

Hiện nay, xu hướng trồng xen canh, lấy ngắn nuôi dài đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân. Điển hình là ông Nguyễn Hoàng Nam, ấp An Bình, Xã An Cư, huyện Cái Bè (Tiền Giang) thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm, đưa kinh tế gia đình ngày càng đi vào ổn định.

23/04/2013
Hợp Tác Xã Thủy Sản Rạng Đông Khai Thác Nghêu Thịt Đạt 14 Tỷ Đồng Ở Bến Tre Hợp Tác Xã Thủy Sản Rạng Đông Khai Thác Nghêu Thịt Đạt 14 Tỷ Đồng Ở Bến Tre

Ông Nguyễn An Ri - Chủ nhiệm hợp tác xã thủy sản Rạng Đông (HTX), xã Thới Thuận (Bình Đại - Bến Tre) cho biết, hàng năm, vào khoảng tháng 3 đến tháng 4 là cao điểm của nắng, nóng nên nghêu rất dễ bị chết.

24/04/2013
Vực Dậy Nghề Nuôi Cá Tra Cần Mô Hình Liên Kết Mới Vực Dậy Nghề Nuôi Cá Tra Cần Mô Hình Liên Kết Mới

Nghề nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra là một trong những thế mạnh kinh tế của vùng ĐBSCL; song nghề cá đang lâm vào ngõ cụt khi khó khăn chồng chất, đặc biệt giá cá tra nguyên liệu khoảng 2 năm nay ở mức thấp khiến người nuôi lỗ nặng buộc phải bỏ nghề hàng loạt. Vực dậy nghề nuôi cá tra đang là vấn đề cấp bách đặt ra.

24/04/2013
Mở Rộng Mô Hình Liên Kết Trồng Bắp Non Ở An Giang Mở Rộng Mô Hình Liên Kết Trồng Bắp Non Ở An Giang

Ngày 22-4, tại xã Cô Tô (Tri Tôn - An Giang), Sở Công thương phối hợp Công ty Cổ phần Rau quả thực phẩm An Giang (Antesco) tổ chức hội thảo triển khai mô hình chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ bắp non trên địa bàn tỉnh.

24/04/2013
Để Cá, Tôm Thành “Vàng” Ở Thái Bình Để Cá, Tôm Thành “Vàng” Ở Thái Bình

Để phát huy hết những lợi thế của các địa phương ở Thái Bình về nuôi trồng thủy sản, trước hết các hộ nuôi cần thực hiện đồng bộ các biện pháp kỹ thuật từ cải tạo ao đầm, lịch thời vụ, con giống để sau mỗi vụ thu hoạch cá, tôm, ngao… cho thêm khoản thu lớn.

25/04/2013