Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trầu Bà Dễ Trồng, Ít Tốn Phân

Trầu Bà Dễ Trồng, Ít Tốn Phân
Ngày đăng: 18/02/2014

Trầu bà là loại cây dễ trồng và dễ chăm sóc, trồng quanh năm, có thể trồng trong đất và trồng bằng phương pháp thủy canh.

Yêu cầu nhiệt độ: Thích hợp trong khoảng 17 độ C - 30 độ C. Cây trầu bà không chịu ánh sáng mạnh, cần làm giàn, có lưới che bớt ánh sáng, ánh sáng thích hợp từ 50 – 60%.

Yêu cầu đất trồng: Tất cả các loại đất trồng tơi xốp, thoáng khí, giữ ẩm tốt, giàu chất dinh dưỡng. Nên chọn đất ở chỗ cao ráo, thoát nước tốt và gần nguồn nước tưới. Đất cuốc sâu kỹ trộn phân chuồng thật hoai, nếu có thêm than củi vụn để lâu ngày trộn thêm vào càng tốt. Trầu bà không cần nhiều dinh dưỡng nên không cần bón phân quá nhiều sau đó, nếu có bón nên bón phân dưới dạng dung dịch dinh dưỡng để cây dễ hấp thụ.

ThS Khánh Thị Bích Thủy Trầu bà dễ trồng, ít dịch bệnh.

Yêu cầu nước và độ ẩm: Độ ẩm trung bình, nhu cầu nước trung bình, nên tưới nước thường xuyên vì nếu đất quá khô cây sẽ bị héo lá. Nhưng cũng phải chú ý đến lượng nước tưới, nếu quá nhiều nước có thể gây thối rữa thân cây và vàng lá. Giống: Chọn những nhánh lươn chắc khỏe không non không già quá cắt đoạn dài mang 5 - 10 mắt, mỗi nọc (gốc) trồng từ 3 - 5 đoạn tùy theo nọc to hay nhỏ.

Làm giàn hoặc cắm nọc để trầu leo. Nọc là nơi để dây trầu bám vào nên cần vững chắc để không bị đổ ngã khi mưa gió. Nếu có các loại cây gỗ lõi tốt chịu mưa nắng không hư mục, đường kính chừng 15cm, đốt cháy sém phần bên ngoài làm nọc là tốt nhất (theo dân gian nọc cháy sém sẽ cho trầu có chất lượng thơm ngon đậm đà). Hoặc cho leo lên cây cau, tường gạch hoặc các loại cây trụ sống khác, kể cả trụ bê tông cũng được.

Trầu bà ít bị sâu hại, trong quá trình sinh trưởng cứ 2 tuần ta tưới phân một lần có thể sử dụng thêm các loại phân bón lá. Lượng phân bón cho 1.000m2 như sau: Phân chuồng hoai mục: 5 tấn, phân lân 10kg, tro trấu 40 bao, phân urê: 10 - 15kg hoặc DAP với liều lượng tương ứng.

Bón lót toàn bộ phân chuồng. Đào hố bỏ phân vào trộn đều với đất. Sau đó rải một lớp đất mặt với tro trấu bên trên. Lượng phân còn lại chia đều bón thúc khoảng 3 – 5 lần trong suốt quá trình sinh trưởng. Chú ý tưới đủ nước cho cây 1 lần/ngày, vào những ngày mưa thì không cần tưới.

Tỉa bỏ những lá già, héo úa để cây trông hấp dẫn hơn và hạn chế sâu bệnh gây hại. Trầu bà vàng cũng có một số kẻ thù như nhện ve, rệp và một số loài nấm, vi khuẩn gây thối rữa cây, vàng lá... Sau khi trồng 5 – 7 tháng là có thể thu hoạch được.


Có thể bạn quan tâm

Bỏ Nghiệp Thủy Thủ Về Quê Làm Triệu Phú Nuôi Lợn Bỏ Nghiệp Thủy Thủ Về Quê Làm Triệu Phú Nuôi Lợn

Tốt nghiệp Trung cấp Hàng Hải, sau 3 năm làm thủy thủ, Trần Bá Tuấn (27 tuổi) quyết định quay về quê hương xây dựng trang trại chăn, mang lại lợi nhuận 400-500 triệu đồng/năm.

19/07/2014
Châu Thành (An Giang) Tổng Kết Mô Hình Trồng Bắp Thu Trái Non Năm 2014 Châu Thành (An Giang) Tổng Kết Mô Hình Trồng Bắp Thu Trái Non Năm 2014

Có thể thấy, trồng bắp thu trái non, có thời gian đầu tư ngắn, dễ chăm sóc và có thể trồng xen canh với các loại rau màu khác. Đặc biệt là kết hợp với chăn nuôi bò cho lợi nhuận kinh tế ổn định, rất phù hợp cho bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, giúp nông dân cải thiện đời sống nông thôn trên cùng diện tích đất.

05/12/2014
BISUCO Thu Mua Mía 10 Chữ Đường Với Giá 900.000 Đồng/tấn BISUCO Thu Mua Mía 10 Chữ Đường Với Giá 900.000 Đồng/tấn

Vụ ép này, BISUCO có kế hoạch thu mua 400 ngàn tấn mía nguyên liệu, trong đó thu mua 53 ngàn tấn mía nguyên liệu trong tỉnh với giá 900.000 đồng/tấn mía 10 chữ đường (mua tại ruộng). Nếu nông dân bán mía tại nhà máy, BISUCO sẽ hoàn trả chi phí vận chuyển mía cho nông dân.

05/12/2014
Nông Dân Xã Đông Hưng Thu Nhập Khá Từ Mô Hình Đa Canh Nông Dân Xã Đông Hưng Thu Nhập Khá Từ Mô Hình Đa Canh

Ông Phan Mười Ba, ấp Giá Ngự, xã Ðông Hưng được biết đến là người xây dựng thành công mô hình đa cây, đa con nhiều năm nay. Vốn là một lão nông chăm chỉ, gắn bó lâu năm với ruộng vườn nên từ khi chuyển dịch cơ cấu sản xuất, ông Mười Ba đã khoanh ngọt diện tích đất gần 7.000 m2 để thoả mãn niềm vui trồng rau, nuôi cá.

19/07/2014
Vì Sao Vẫn Phụ Thuộc 70% Giống Lúa Lai Nhập Khẩu? Vì Sao Vẫn Phụ Thuộc 70% Giống Lúa Lai Nhập Khẩu?

Sau hơn 20 năm tiếp cận với giống lúa lai, tới nay Việt Nam vẫn phải nhập khẩu tới 70% nhu cầu giống lúa lai hàng năm, chủ yếu từ Trung Quốc.

05/12/2014