Trao Chứng Nhận GlobalGAP Cho 3 Cơ Sở Nuôi Cá Tra Thương Phẩm Ở Vĩnh Long

Chiều 22/3/2013, Tổ chức quốc tế Bureau Veritas Certification đã trao chứng nhận GlobalGAP cho 3 cơ sở nuôi cá tra trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long gồm: trang trại cá tra ở xã Mỹ Hòa (Bình Minh) thuộc Công ty CP Xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ (Caseamex), trang trại cá tra Ba Huy ở xã Thanh Bình (Vũng Liêm) và trang trại nuôi cá tra xuất khẩu ở xã Quới Thiện (Vũng Liêm) thuộc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Phước Anh.
Tính đến nay, toàn tỉnh đã có 4 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm (diện tích gần 33ha) được trao chứng nhận này. Trước đó, trại nuôi cá tra 10ha của Công ty TNHH Biofeed tại ấp Đông Hậu (Ngãi Tứ - Tam Bình) đã được chứng nhận thực hành nuôi cá tra tốt toàn cầu và đây là trại nuôi cá tra đầu tiên của tỉnh được nhận giấy thông hành GlobalGAP.
Ngoài ra, toàn tỉnh cũng đã có 1 cơ sở sản xuất giống cá tra (3,5ha) được chứng nhận GlobalGAP; 2 mô hình thí điểm (4,5ha) áp dụng VietGAP trên cá tra; 1 cơ sở (3ha) và 2 tổ hợp tác (4ha) nuôi cá tra được chứng nhận thực hành quản lý tốt hơn (BMP).
Đặc biệt, trong năm 2012, Trại Giống thủy sản thuộc Trung tâm Giống nông nghiệp (Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Vĩnh Long) cũng được chứng nhận GlobalGAP. Đây là cơ sở sản xuất giống thứ hai của nhà nước đạt chứng nhận này sau Trung tâm Giống thủy sản An Giang và cũng là cơ sở thứ hai của tỉnh sau cơ sở thuộc khối tư nhân là trại giống thủy sản của Công ty Caseamex Cần Thơ đầu tư ở huyện Trà Ôn.
Có thể bạn quan tâm

Ngày mới xuất hiện, cây dó bầu được xem như là cơ hội làm giàu cho bao nông dân nghèo ở huyện Tân Phú (Đồng Nai), đặc biệt là ở vùng điều kiện đất đai cằn cỗi, đồi dốc khó trồng các loại cây công nghiệp khác.

Giá trị loại cây này cao gấp 2,6 lần cà phê, 6 lần cây chè, 3,8 lần cây điều, gấp 4 lần cây cao su. Thị phần nhập khẩu hồ tiêu Việt Nam vào châu Âu hiện chiếm 34%, châu Á 36%, châu Mỹ 20%, châu Phi 10%. Đó là thông tin tại hội nghị thường niên Hiệp hội Hồ tiêu quốc tế IPC, tổ chức tại TP HCM từ ngày 27 đến 30-10.

So với cùng kỳ năm 2013, số hộ sản xuất nấm rơm, nấm sò trên địa bàn huyện giảm nhiều. Đến nay, toàn huyện mới có hơn 30 hộ đưa nguyên liệu vào sản xuất nấm, trong đó 20 hộ sản xuất nấm sò, 12 hộ sản xuất nấm rơm. Các xã có số hộ sản xuất nấm nhiều gồm: Đoàn Lập, Quang Phục, Bạch Đằng, Kiến Thiết.

Trong khi nông dân ở các tỉnh khác đang vất vả đối mặt với bệnh cây tiêu chết nhanh, chết chậm (CN - CC), thậm chí nhiều hộ gia đình phải bỏ cả vườn tiêu thì tại BR - VT, từ 3 năm trở lại đây người trồng tiêu đã tìm ra nguyên nhân và có giải pháp khắc phục bệnh này khá hiệu quả.

Từ đầu năm đến nay, nông dân trong huyện đã sử dụng 450 ha diện tích rơm để trồng nấm, tập trung tại các xã: Kế Thành, Kế An, Thới An Hội, Đại Hải, Ba Trinh... Tranh thủ thời gian nông nhàn, lấy công làm lời, nhiều hộ nông dân khấm khá nhờ trồng nấm rơm.