Tránh Bán Ép Trái Sầu Riêng

Chúng tôi đến ấp Trung Hiệp, xã Hưng Khánh Trung B (Chợ Lách - Bến Tre) theo tin phản ánh của một số người dân trong xã. Về tình trạng thương lái mua ép sầu riêng chưa đủ ngày tuổi (khoảng hơn nửa tháng), đã gây ảnh hưởng đến chất lượng của sầu riêng.
Tổ Hợp tác sản xuất sầu riêng ấp Trung Hiệp có 34 hộ sản xuất, với tổng diện tích 30ha. Tổ sản xuất đã đi vào ổn định và ngày được công nhận đạt chuẩn VietGAP cũng không còn xa. Nhưng gần đây, một vài hộ dân đã thỏa thuận buôn bán với thương lái ở Ngũ Hiệp (Tiền Giang), nên sự việc đáng tiếc xảy ra.
Trò chuyện với chúng tôi, những tiếng chặc lưỡi, “phải dè”. Ông Đỗ Văn Re bộc bạch: Tôi dại dột, cứ tưởng người quen giới thiệu thì chắc ăn nhưng không ngờ sau ngày thỏa thuận (mùng 5 tháng 10 âm lịch) với mức giá 37 ngàn đồng/kg đến nay, thương lái chỉ thu tại vườn mới có 625 kg, số tiền đặt cọc 10 triệu đồng. Số trái sầu riêng còn lại tại vườn đã chín và có rụng nhưng thương lái cứ hẹn...
Giờ mà kêu thương lái khác cũng khó, trường hợp đối đế tôi phải bán lẻ ngoài chợ. Ngoài ông Re, còn 2 hộ dân nữa cũng đã bán cho thương lái này khi trái sầu riêng chỉ mới 8 tuổi (tức 80 ngày). Được biết, sầu riêng đủ tuổi (khoảng 95 ngày) sẽ rất thơm ngon, múi to, cơm dày, vàng ươm, chắc ruột.
Ông Nguyễn Văn Bé - Tổ trưởng, kiến nghị ngành chủ quản có biện pháp hỗ trợ, khuyến cáo nông dân trong việc giao thương, tránh tình trạng cắt ép sầu riêng không đạt chất lượng. Tổ Hợp tác cũng sẽ tuyên truyền để tổ viên cảnh giác.
Tuy nhiên, trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Hải - Phó Chủ tịch UBND xã Hưng Khánh Trung B, cho biết trước nay không có trường hợp thương lái mua ép trái. Tùy từng thời điểm, từng vườn trước sau có sự chênh lệnh nhưng vẫn đảm bảo chất lượng cho sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang có trên 500 ha mãng cầu xiêm, tập trung tập trung tại các xã Tân Thới, Tân Phú, Phú Thạnh…Sau một thời gian giá tăng cao, nay giá đã giảm mạnh.

Những năm qua, chính quyền xã Nâm Nung (Krông Nô) đã tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ từ nhiều dự án, chương trình để xây dựng giao thông nông thôn, điện thắp sáng, hội trường…, từng bước góp phần phục vụ nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của người dân, cũng như đưa bộ mặt nông thôn của xã ngày càng khởi sắc.

Qua khảo sát các hộ nuôi trên địa bàn, căn cứ vào các tiêu chí chung của dự án đã chọn được 12 hộ dân của 2 xã để lựa chọn làm điểm triển khai dự án. Xã Khánh Tiên có 8 hộ, quy mô 2 ha; xã Yên Hòa có 4 hộ, quy mô 2 ha. Đây là những hộ có đủ năng lực, kinh nghiệm kỹ thuật, khả năng đầu tư vốn sản xuất và truyền đạt kinh nghiệm sản xuất cho các hộ trong vùng.

Chúng tôi gặp anh nông dân trẻ Trần Văn Út đang thuê máy đào ao chống hạn trên vùng đất nắng gió xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc (Ninh Thuận). Sau sáu giờ đào, ao sâu bốn mét đã ngập khoảng một mét nước. “Mình phải nỗ lực đào ao cứu hạn cho đàn cừu trước khi chờ trời cứu chớ”, anh Út nói.

Những năm trước, trên đất nhiễm phèn, nông dân huyện Long Mỹ (tỉnh Hậu Giang) chủ yếu trồng dứa (khóm), mía, với hiệu quả kinh tế thấp. Từ khi chuyển sang trồng mãng cầu xiêm, tiêu…, nhiều hộ có thu nhập cao hơn hẳn.