Trang Trại Tổng Hợp Thu Trên 1 Tỷ Đồng/năm

Hưởng ứng phong trào xây dựng NTM, ông Lê Văn Bình (thôn Hương Mỹ, Xuân Mỹ, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã đầu tư gần 10 tỷ đồng để xây dựng trang trại tổng hợp, trong đó có mô hình chăn nuôi lợn tập trung. Đến nay, sau hơn 1 năm đi vào hoạt động, mô hình đã góp phần nâng cao thu nhập trên 1 tỷ đồng.
Trang trại tổng hợp của ông Lê Văn Bình nằm ở khu vực cầu Sét (Xuân Mỹ), cách xa khu vực dân cư hơn 3 km, với diện tích 67 ha đất hoang hóa, ven chân núi Hồng Lĩnh.
Để xây dựng trang trại, ông Bình đã đầu tư xây đập lấy nước, xây dựng kênh mương bê tông và 3 trại chăn nuôi lợn tập trung quy mô 1.800 con/lứa; 1 trại chăn nuôi bò sinh sản, qui mô 100 - 120 con; 5 ha ao cá, hệ thống cấp nước và hệ thống xử lý nước thải... Trong đó, nguồn vốn đầu tư để xây dựng trại chăn nuôi lợn tập trung chiếm gần 4 tỷ đồng.
Nhằm giảm bớt khó khăn về vốn, kỹ thuật chăn nuôi cũng như tìm nơi bao tiêu sản phẩm, sau nhiều lần lặn lội sang Thái Lan, ông Bình đã khâu nối, liên kết được với Công ty cổ phần CP Thái Lan, thiết kế xây dựng chuồng trại, hệ thống cấp nước sạch, hệ thống xử lý nước thải bằng hầm biogas, nhà kho, hệ thống cấp điện, cung cấp con giống, thức ăn và bao tiêu sản phẩm...
Đến nay, sau gần 15 tháng đi vào hoạt động, trang trại tổng hợp của ông Lê Văn Bình đã xuất chuồng được 2 lứa lợn, trong đó lứa thứ nhất xuất chuồng 1.200 con lợn (120 tấn); lứa thứ 2 xuất chuồng 1.800 con (180 tấn).
Hiện nay, cùng với chăn nuôi lợn, ông Bình còn nuôi 100 con bò sinh sản, 5 ha ao cá nước ngọt, 2.000 con gà, 2.000 con vịt đẻ, trồng 2 ha lúa, 1 ha lạc... Tổng thu nhập hàng năm của trang trại đạt trên 1 tỷ đồng, trong đó thu nhập từ mô hình chăn nuôi lợn tập trung trên 600 triệu đồng, chăn nuôi bò trên 200 triệu đồng, chăn nuôi cá nước ngọt 200 triệu đồng, chăn nuôi gà, vịt và sản xuất nông nghiệp khoảng 50 triệu đồng...
Ngoài ra, trang trại này đã góp phần GQVL thường xuyên cho 10 lao động trong xã có thu nhập ổn định.
Có thể bạn quan tâm

Mưa lớn trên diện rộng kết hợp với nước lũ từ thượng nguồn đổ về trong những ngày qua không chỉ khiến tỷ lệ hao hụt trong thu hoạch lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tăng cao, mà còn làm chi phí sản xuất bị đội lên khá nhiều.

Hiện nay, Hưng Nguyên có tổng đàn bò trên 16.320 con, trong đó có 58,9% con bò lai sind được chăn nuôi trên địa bàn 23 xã, thị trấn. Bò lai sind sau nhiều năm triển khai và mở rộng địa bàn chăn nuôi đã và đang đưa lại thu nhập khá cho nhiều hộ dân.

Anh Lê Văn Lục, ở khu phố 8, phường Tân An có diện tích mì 3 ha trồng ở bờ Nam sông Dinh cho biết: Do đất đai quá bạc màu, việc đầu tư trồng mì của nông dân mấy năm gần đây chi phí rất cao, 1 ha mì chi phí tiền công, giống, cày đất, thuốc diệt cỏ, thuốc sâu và nhất là phân bón cũng phải đến 30 triệu đồng.

Hiện nay, Trung tâm Ứng dụng và Chuyển giao công nghệ tỉnh Thái Nguyên đang triển khai Dự án Xây dựng mô hình trồng Giảo cổ lam tại huyện Võ Nhai. Kinh phí hỗ trợ để thực hiện Dự án là trên 190 triệu đồng, được cấp từ nguồn sự nghiệp khoa học của tỉnh. Dự án sẽ kết thúc vào tháng 7-2016.

Ngày 11-8-2014 vừa qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã chính thức cho phép sử dụng bốn giống bắp biến đổi gen (BĐG) làm thức ăn cho người và cho động vật tại Việt Nam nhưng việc cho trồng hay không là quyết định cuối cùng của Bộ Tài nguyên và Môi trường.