Trang Trại Sơn Ca Cung Cấp Lươn Giống Không Rõ Nguồn Gốc

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Trần Đình Vĩnh, chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (QLCL & BVNLTS) TP.HCM, cho biết bước đầu xác định trang trại Sơn Ca (TP. HCM) cung cấp lươn giống không rõ nguồn gốc, sản xuất lươn giống không có giấy phép.
Theo ông Vĩnh, nuôi lươn không bùn đã được chứng minh là phương pháp nuôi hiệu quả kinh tế cao với điều kiện con giống đảm bảo chất lượng.
Tuy nhiên, tại VN vẫn chưa sản xuất được lươn giống nhân tạo, một vài tỉnh thành như An Giang, Vĩnh Long mới sinh sản lươn giống bằng phương pháp bán nhân tạo nhưng không nhiều.
Như Tuổi Trẻ đã đưa tin (ngày 2-10), thời gian qua nhiều nông dân các tỉnh thành mua lươn giống từ trang trại Sơn Ca về nuôi bị thất bại dẫn đến thua lỗ hàng chục, hàng trăm triệu đồng mỗi hộ. Nguyên nhân được người dân đưa ra là do chất lượng lươn giống của trang trại Sơn Ca cung cấp không đúng với quảng cáo và cam kết ban đầu.
Có thể bạn quan tâm
Sáng 27/10, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Long tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp chuyên đề: “Giải pháp phát triển chăn nuôi vịt an toàn sinh học góp phần tái cơ cấu ngành chăn nuôi vùng ĐBSCL”.

Giá gỗ nguyên liệu tăng từ 1,2 triệu đồng lên 1,4 triệu đồng/tấn, người trồng rừng thu lãi cao. Đầu mùa mưa năm nay, nông dân các địa phương trong tỉnh Phú Yên đầu tư trồng rừng kinh tế.

Gần 3 tháng vừa qua, chị Phạm Thị Xuân Thủy (thôn K’Long C, xã Hiệp An, Đức Trọng, Lâm Đồng) đã sản xuất và tiêu thụ hàng ngàn cây giống cà chua đen ghép cho khách hàng trong và ngoài tỉnh Lâm Đồng với giá bán mỗi cây khoảng 50.000 đồng.

Sáng 28/10, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An tổ chức hội thảo đánh giá hiệu quả và xây dựng giải pháp nhân rộng mô hình gấc lai đen.
Nhằm giúp người trồng rau màu có thu nhập ổn định và từng bước sản xuất theo yêu cầu của thị trường, ngành nông nghiệp Đồng Tháp triển khai mô hình sản xuất rau an toàn (RAT) tại nhiều huyện, thị.