Trang trại rau nhiệt đới được chứng nhận hữu cơ

Ngày 4/11, tại TP.HCM, Hệ thống Phát triển và phân phối thực phẩm hữu cơ ORGANICA (TP.HCM) đã tổ chức lễ đón nhận chứng nhận canh tác hữu cơ theo tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) cho trang trại rau Orgranica tại Long Thành (Đồng Nai).
Trang trại có diện tích 1,8 ha, được bắt đầu triển khai quy trình canh tác hữu cơ vào đầu năm 2013 với sự hỗ trợ của tổ chức cấp chứng nhận Control Union.
Trong quá trình canh tác, trang trại phải vượt qua các khó khăn trong cải tạo đất, quản lý cỏ dại và phòng trừ sâu bệnh.
Vì không được sử dụng các loại phân bón, thuốc BVTV hóa học, trang trại phải sử dụng những phương pháp truyền thống như dùng thảo dược (ớt, tỏi, hạt neem) để xua đuổi côn trùng, đến các phương pháp mới như dùng bạt nilon để ngăn cỏ hay dùng các thuốc bảo vệ sinh học (được cho phép của USDA và EU).
Sau gần 3 năm thực hiện theo các yêu cầu nghiêm ngặt của quy trình canh tác hữu cơ của Mỹ và EU, các chuyên gia của Control Union đã đến VN đánh giá và cấp chứng nhận đạt chuẩn hữu cơ cho trang trại vào cuối tháng 10 vừa qua.
Đây là trang trại trồng rau quả nhiệt đới đầu tiên tại Việt Nam được chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ của hai tổ chức trên và là trang trại rau thứ 3 được Control Union cấp chứng nhận hữu cơ.
Hiện trang trại Organica trồng gần 100 loại rau củ quả nhiệt đới gồm rau ăn lá, rau ăn hoa, rau ăn trái, rau ăn củ, rau thơm, thảo dược và các loại cây ăn trái.
Các sản phẩm rau hữu cơ của trang trại được bán tại hai cửa hàng thực phẩm hữu cơ Organica trên đường Nguyễn Đình Chiểu và đường Hoàng Văn Thụ (TP.HCM).
Có thể bạn quan tâm

Nhằm đánh giá mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng. Vừa qua, Trung tâm Thủy sản (TTTS) Long An đã phối hợp với phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện Cần Đước và Uỷ ban nhân dân xã Tân Chánh, Tân Ân tổ chức hội thảo tổng kết mô hình trình diễn “Nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng sinh học” tại nhà ông Huỳnh Bảo Quốc, xã Tân Ân, huyện Cần Đước.

Đến nay, các huyện vùng Đồng Tháp Mười trong tỉnh Long An đã gieo sạ trên 177.300ha lúa Hè Thu. Hiện nay, dịch bệnh trên lúa đang diễn biến phức tạp, nhất là bệnh rầy nâu, đạo ôn, sâu cuốn lá nhỏ, bọ trĩ,... tập trung chủ yếu ở giai đoạn đẻ nhánh.

Giá bán sản phẩm không ổn định, việc tiếp cận về khoa học kỹ thuật, rồi nguồn vốn từ các ngân hàng còn hạn chế… là những vướng mắc mà nông dân Chư Jút vẫn gặp phải. Một trong những nguyên nhân là sự liên kết chặt chẽ giữa “4 nhà” gồm Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nông là rất cần thiết, nhưng trên thực tế vấn đề này vẫn còn nhiều bất cập.

Giữa tháng Sáu trời nóng nực, nhiều thửa ruộng che phủ vải trắng, lưới nilon ở các vùng sản xuất rau màu tập trung của huyện Gia Lộc nhất là vùng ven thành phố của tỉnh Hải Dương gieo trồng cần tây, tỏi tây, rau mùi… trái vụ vẫn xanh non mơn mởn.

Đến thời điểm này toàn tỉnh đã xuống giống dứt điểm trà lúa hè thu với hơn 36.600 ha. Tuy nhiên, sự thay đổi bất thường của thời tiết đã tạo điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh bùng phát. Cùng với sự cộng hưởng của nhiều yếu tố khác đã và đang khiến lúa bị ảnh hưởng khá nặng.