Trang trại dưới chân núi Hoàng Giang

Ông Hay cho biết, cách đây khoảng 8 năm, ông vào núi Hòn Giang khai hoang, vỡ hóa trồng 7,5 ha rừng và thuê thêm 8,5 ha đất của Nhà nước để làm kinh tế trang trại tổng hợp, nuôi heo, gà gia công cho Công ty CP Thái Lan. Đến năm 2013, ông chuyển sang liên kết nuôi gà ta giống lấy trứng cho Công ty giống gia cầm Minh Dư (tại huyện Tuy Phước) cho đến nay. Hiện ông đang nuôi đàn gà ta giống cho trứng trên 55.000 con. Do nuôi số lượng đàn nhiều, trang trại giải quyết việc làm thường xuyên cho 50 lao động, tiền lương từ 3 - 3,5 triệu đồng/người/tháng. Riêng thu nhập từ nuôi gà sau khi trừ chi phí gia đình ông còn lãi 300 triệu đồng/năm.
Không chỉ nuôi gà, ông Hay còn trồng 8 ha cây ăn trái (cây quýt) đã 2 năm tuổi phát triển xanh tốt, có cây đang cho trái bói. Ông còn thuê thêm đất trồng 24 ha keo và bạch đàn, dự kiến sang năm vào chu kỳ khai thác, chỉ tính bán gỗ nguyên liệu giấy, trừ chi phí, ít nhất cũng cho thu nhập 40 triệu đồng/ha, ông lãi không dưới 1 tỉ đồng.
Ông luôn tích cực truyền kinh nghiệm, kỹ thuật chăn nuôi heo, gà, trồng rừng... cho nhiều bà con trong vùng. Nhiều người học hỏi làm theo, nay đã thoát được nghèo, vươn lên làm giàu. Ông Nguyễn Thành Hay hiện là nông dân sản xuất giỏi của xã Nhơn Thọ.
Có thể bạn quan tâm

Trong cơn mưa phùn nhỏ hạt, chúng tôi lội suối, rồi men theo triền đồi tìm đến rẫy chè của anh Đinh Văn Châm ở thôn Mai Lãnh Hữu, xã Long Mai, đúng vào lúc hai vợ chồng anh đang trồng chè theo mô hình trồng mới giống chè địa phương do Trung tâm khuyến nông huyện Minh Long thực hiện nhằm khôi phục lại cây chè xanh Minh Long.

Ông Nguyễn Thanh Hiệp- Trưởng Trạm Khuyến nông huyện Ba Tơ cho biết, nguyên nhân khiến trái dứa không còn được chuộng ở địa phương nữa là do chất lượng giống thoái hóa. Người dân bỏ lâu không chăm sóc, không trồng lại giống mới dẫn đến năng suất thấp, chất lượng kém, trái có vị chua...

Trong mục tiêu hiện đại hóa mọi mặt sản xuất nông nghiệp, công tác tuyên truyền, đào tạo, nâng cao trình độ canh tác cũng như trình độ quản lý trong sản xuất, kinh doanh cho nông dân có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng Vì vậy, hoạt động truyền thông được Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư (KN-KN) tỉnh Quảng Trị quan tâm hàng đầu và xem đây là khâu đi trước một bước để triển khai ứng dụng các tiến bộ KHKT mới cũng như truyền đạt các phương pháp quản lý trong sản xuất- kinh doanh và nhiều kiến thức khác cho nông dân.

Hiện nay, toàn tỉnh có 548 trang trại chăn nuôi, tăng 23 trang trại so với năm 2013. Trong đó có 253 trang trại chăn nuôi lợn với tổng số 58 nghìn con; 295 trang trại chăn nuôi gia cầm với tổng số 1,3 triệu con… Các trang trại mới tăng chủ yếu chăn nuôi gia công cho các doanh nghiệp: Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam, Công ty cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam…

Ngày 18-12, Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức Hội thảo báo cáo kết quả thực hiện Dự án Xây dựng mô hình sử dụng bã nấm tạo giá thể để sản xuất rau, hoa trong chậu tại tỉnh Thái Nguyên.