Trang trại đồi rừng đem lại 500 triệu đồng/năm

Năm 1986, ông Đồng xuất ngũ trở về quê làm kinh tế. Cuộc sống của cả gia đình chỉ dựa vào vài sào lúa, năm được năm mất nên vô cùng khó khăn. Theo chủ trương của Nhà nước, ông quyết định dắt vợ con vào rừng khai hoang, lập nghiệp.
Vợ chồng ông làm đêm làm ngày, khai khẩn được 6ha đất để trồng trọt, đào ao thả cá, chăn nuôi lợn, gà. Diện tích đất đồi liên tục được ông khai hoang và trồng mía đường, keo lai. Ban đầu vốn ít lại “non” kinh nghiệm, ông Đồng chỉ dám chăn nuôi nhỏ lẻ. “Tôi thấy, làm việc gì cũng cần kiên trì. Tôi tìm đến một số hộ chăn nuôi lớn trong vùng để học hỏi. Rồi tôi tìm kiếm sách báo về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt. Có kiến thức, tích lũy được kinh nghiệm, tôi liền áp dụng vào trang trại của gia đình và thành công…”- ông Đồng nhớ lại.
Có lãi, ông Đồng mở rộng quy mô, tăng thêm số lượng gà trong đàn và số lứa nuôi trong năm. Thời điểm ông Đồng nuôi nhiều nhất lên tới gần 3.000 con gà/lứa, năm 4 lứa. Nuôi gà thành công, ông Đồng có điều kiện đầu tư mua 10 con lợn nái hướng nạc về nuôi để chủ động con giống. Từ chăn nuôi lợn, gà, mỗi năm ông có khoản lãi ròng 100 triệu đồng. Đấy là chưa kể nguồn thu từ việc xuất bán hơn 40 tấn mía nguyên liệu mỗi năm và dự kiến 10ha keo lai sẽ cho thu nhập hơn nửa tỷ đồng trong thời gian sắp tới.
Ông Lê Xuân Bản – Chủ tịch Hội ND xã Nghĩa Lộc cho biết: “Đến nay nhiều bà con đã theo gương ông Đồng vào khu kinh tế mới lập nghiệp. Vì vậy, đất lâm nghiệp của địa phương được bà con khai thác hiệu quả, không còn hiện tượng bỏ hoang như nhiều năm về trước”.
Có thể bạn quan tâm

Bộ NNPTNT vừa có quyết định về việc ban hành kế hoạch hoạt động của Ban chỉ đạo sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn vùng ĐBSCL năm 2014.

Sau thông tin chợ, siêu thị bày bán nấm không rõ xuất xứ, người tiêu dùng mới bắt đầu quay sang tìm nấm sản xuất trong nước và nhận ra: Nấm Việt quá ít ỏi trên thị trường!

Theo Hiệp hội Cá tra Việt Nam, năm 2014, các tỉnh ĐBSCL phấn đấu đạt sản lượng 1,2 - 1,3 triệu tấn cá tra nguyên liệu. Trong đó, xuất khẩu từ 650.000 - 680.000 tấn, đạt giá trị 1,75 tỷ USD. Để hoàn thành kế hoạch đề ra, các tỉnh ĐBSCL đưa khoảng 6.000 héc-ta mặt nước vào nuôi cá tra, tập trung nhiều nhất tại Đồng Tháp, An Giang, Bến Tre, TP. Cần Thơ…

Khánh Thượng - xã miền núi của huyện Ba Vì (Hà Nội), là nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Mường, điều kiện kinh tế còn rất khó khăn. Cuộc sống của người dân nơi đây phần lớn dựa vào nghề trồng lúa, trồng rừng, chăn nuôi nhỏ lẻ.

Theo các chủ trang trại chăn nuôi và hộ nuôi heo trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, hiện giá heo hơi đang được thương lái thu mua dao động từ 48-50.000 đồng/kg; mức giá này đang cho người nuôi heo có lãi cao. Đây cũng là mức giá cao nhất trong vòng 2 năm qua.