Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trang Trại Chăn Nuôi Heo Rừng Có Hiệu Quả Ở Bình Định

Trang Trại Chăn Nuôi Heo Rừng Có Hiệu Quả Ở Bình Định
Ngày đăng: 14/11/2012

Vốn đầu tư không nhiều; thị trường rất tiềm năng; kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng đơn giản; rủi ro ít, thức ăn tiêu tốn chỉ bằng 1/3 heo nhà… Đó là những lợi thế vượt trội của việc nuôi heo rừng hiện nay. Ông Nguyễn Văn Bồng, ở thôn Hòa Sơn, xã Bình Tường, huyện Tây Sơn (Bình Định) cho biết như vậy.

Tháng 10.2009, ông Bồng đầu tư xây dựng trang trại nuôi heo rừng với diện tích khoảng 2 ha. Ông đã chi 35 triệu đồng để mua 6 heo rừng sinh sản và 2 con heo rừng đực về thả nuôi. Biết sơ qua về kỹ thuật chăn nuôi, cùng với tìm hiểu trên sách báo, tài liệu, ông đã dần thành thạo trong việc chăm sóc giống vật nuôi mới này.

Theo ông Bồng, heo rừng là loài ăn tạp và phàm ăn, 95% thức ăn của nó là rau, củ, quả, cỏ, phụ phẩm nông nghiệp rẻ tiền và dễ kiếm. Mỗi heo rừng trưởng thành tiêu thụ mỗi ngày hết khoảng 2 kg cỏ hoặc thức ăn thô xanh khác và 0,2 kg cám gạo. Chuồng trại lại đơn giản, gần gũi với tự nhiên. Heo rừng có sức đề kháng rất tốt, hiện chỉ thấy mắc bệnh ngoài da và rối loạn tiêu hóa đơn giản, do đó chi phí về thú y rất thấp. Chúng phối giống tự nhiên mà hiệu quả, mỗi năm heo mẹ đẻ 2 lứa, mỗi lứa từ 5 đến 8 con. Sau 7 đến 8 tháng nuôi, heo đạt trọng lượng 30 đến 40 kg/con là có thể xuất chuồng, giá hiện nay khoảng 150 ngàn - 200 ngàn đồng/kg.

Sau gần ba năm, từ 8 con giống ban đầu, đàn heo rừng của ông Bồng lên đến 40 con, đã xuất bán được. Ông giữ lại 10 con để nhân giống, trong đó có 2 con đực và 8 con cái, số còn lại để bán thịt. Với mức giá thịt heo rừng cao như hiện nay, gia đình ông có nguồn thu nhập ổn định hàng năm từ mô hình này. Ông Bồng luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi heo rừng để bà con trong vùng học hỏi và làm theo.


Có thể bạn quan tâm

Trà Ôn (Vĩnh Long) Vào Mùa Thu Hoạch Củ Sắn Trà Ôn (Vĩnh Long) Vào Mùa Thu Hoạch Củ Sắn

Những ngày này, bà con nông dân ở các xã Lục Sĩ Thành, Phú Thành (Trà Ôn - Vĩnh Long) đang rộn ràng bước vào mùa thu hoạch củ sắn. Hiện tại, giá củ sắn dao động từ 3.000 - 3.300 đ/kg, trừ chi phí phân thuốc, nhân công, nông dân còn lời trên 15 triệu đồng/công.

26/01/2015
Quảng Ngãi Hiệu Quả Từ Giống Mới Quảng Ngãi Hiệu Quả Từ Giống Mới

“Giống mì NA1 này vừa cho củ to lại nằm sát mặt đất dễ thu hoạch, lượng tinh bột nhiều, kháng được sâu bệnh, cây ít đổ ngả. Lúc thu hoạch sướng cái bụng lắm”, bà Bùi Thị Mai ở thôn Điền Chánh, xã Nghĩa Điền (Tư Nghĩa - Quảng Ngãi) hào hứng cho biết.

26/01/2015
Mường Khương (Lào Cai) Trồng Thử Nghiệm 1,5 Ha Cây Quang Bì Mường Khương (Lào Cai) Trồng Thử Nghiệm 1,5 Ha Cây Quang Bì

Năm 2011, Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Mường Khương (Lào Cai) được Viện Nghiên cứu môi trường sinh thái thuộc Đại học Lâm nghiệp cung cấp 3 kg hạt giống cây quang bì. Sau đó, Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện đã tổ chức gieo ươm, sản xuất được 1.650 cây giống, trồng trên diện tích 1,5 ha tại thôn Nhân Giống, thị trấn Mường Khương.

26/01/2015
Hậu Giang Triển Vọng Với Cây Ca Cao Hậu Giang Triển Vọng Với Cây Ca Cao

Cây ca cao chịu bóng râm nên trồng xen được với nhiều loại cây có giá trị kinh tế khác để tăng thêm thu nhập cho người dân trên cùng diện tích đất canh tác đã được người dân áp dụng. Trong 3 năm (từ 2009 - 2012), Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ tỉnh Hậu Giang đã thực hiện dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật phát triển vùng ca cao trồng xen trong vườn cây lâu năm góp phần phát triển nông nghiệp bền vững ở Hậu Giang” với quy mô 150ha.

26/01/2015
Phú Yên Chuyển Giao 5 Giống Sắn Mới Cho Nông Dân Sản Xuất Phú Yên Chuyển Giao 5 Giống Sắn Mới Cho Nông Dân Sản Xuất

Đây là đề tài “Nghiên cứu tuyển chọn giống sắn ngắn ngày và kỹ thuật thâm canh trồng rải vụ nhằm phục vụ cho phát triển cây sắn bền vững ở tỉnh Phú Yên”, do Sở NN-PTNT phối hợp với Trường đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh và Trường đại học Nông lâm Huế thực hiện. Trong thời gian tới, Sở NN-PTNT sẽ nhân rộng đưa các giống mới trên vào sản xuất.

26/01/2015