Trảng Bàng (Tây Ninh) Thu Hoạch Hơn 10.000kg Sữa Tươi Mỗi Ngày

Tính đến cuối tháng 3.2014, toàn huyện Trảng Bàng (Tây Ninh) có tổng cộng 2.727 con bò sữa, trong đó có 690 con đang cho sữa. Sản lượng sữa vắt trung bình mỗi ngày là 10.361 kg.
Ông Trương Tấn Đạt, Trưởng phòng NN-PTNT huyện cho biết, tình hình chăn nuôi bò sữa ở Trảng Bàng trong những năm qua có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng. Nhiều giống bò có năng suất, chất lượng cao được nông dân mua từ các địa phương khác về chăn nuôi.
Đến cuối tháng 3.2014, toàn huyện có 180 hộ dân và một công ty chăn nuôi bò sữa. So với năm 2005, số bò sữa ở đây tăng được 2.001 con (năm 2005 có 726 con).
Số người chăn nuôi bò sữa của huyện chỉ tập trung ở các xã cánh Đông. Trong đó xã có số người chăn nuôi và số bò cao nhất huyện là An Tịnh, với 79 hộ nuôi 1.201 con bò; xã Gia Lộc có 54 hộ chăn nuôi với số lượng 740 con. Xã có số người nuôi ít nhất là Gia Bình với 5 hộ và số lượng là 63 con. Riêng 3 xã cánh Tây của huyện (bao gồm Bình Thạnh, Phước Chỉ, Phước Lưu) thì chưa có ai chọn nuôi bò sữa.
Hiện trên địa bàn huyện Trảng Bàng có 4 điểm thu mua sữa, nên việc tiêu thụ sữa bò tươi của người chăn nuôi rất thuận lợi. Giá sữa bò tươi tại các điểm thu mua hiện nay trung bình 14.700 đồng/kg. Một con bò đang cho sữa với mức bình quân 15 kg/ngày, sau khi trừ chi phí, người chăn nuôi thu được trên 100.000 đồng/con/ngày.
Giá bò sữa giống hiện nay khá cao. Một con bò cái tơ khoảng 15 tháng tuổi giá từ 30 triệu đến 35 triệu đồng. Một con bò lấy sữa được trên 15 kg/ngày, giá từ 35 triệu đến 45 triệu đồng và một con bò lấy sữa được trên 20 kg/ngày, giá từ 45 triệu đến 60 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Theo ông Nguyễn Hữu Định, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh, tuy rất khó khăn về nguồn vốn ngân sách, nhưng Đồng Nai luôn ưu tiên vốn cho xây dựng nông thôn mới. Tỉnh cũng rất linh động trong việc huy động mọi nguồn lực đầu tư cho nông thôn mới.

Đây là tâm sự của hầu hết nông dân trồng mía đã và đang bán mía chục, bởi theo họ, với tình hình giá cả bấp bênh như hiện nay, việc bán mía trong lúc này sẽ cầm chắc lợi nhuận và giảm bớt được gánh nặng nếu như để mía thu hoạch vào thời điểm chính vụ.

Ba huyện phía Nam (Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên) là vùng có diện tích cây cao su tiểu điền lớn nhất tỉnh Lâm Đồng. Trước tình trạng người dân tại một số tỉnh chặt bỏ cây cao su, chính quyền nơi đây đã khuyến cáo người dân nên giữ vững diện tích đã trồng và vẫn định hướng phát triển loại cây trồng đa mục đích này.

Tính chung trên tổng mức vốn đầu tư 142 tỷ đồng, hàng năm trang trại sẽ sản xuất, cung cấp cho người chăn nuôi khoảng 200 - 300 con bò sữa Holstein giống thuần (giống bò Hà Lan cho sữa năng suất cao); ngoài ra còn là nơi chế biến phân hữu cơ vi sinh, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp địa phương.

Nằm trong mô hình thâm canh gối vụ, phát triển diện tích rau màu vụ đông xuân sau vụ gặt, nông dân một số xã ở Hạ Hòa đã và đang trồng thành công giống bí đỏ F1-868 ngay trên thửa ruộng đã gặt lúa. Hiệu quả kinh tế và thu nhập từ giống bí này bước đầu đã được khẳng định.