Trảng Bàng (Tây Ninh) Thu Hoạch Hơn 10.000kg Sữa Tươi Mỗi Ngày

Tính đến cuối tháng 3.2014, toàn huyện Trảng Bàng (Tây Ninh) có tổng cộng 2.727 con bò sữa, trong đó có 690 con đang cho sữa. Sản lượng sữa vắt trung bình mỗi ngày là 10.361 kg.
Ông Trương Tấn Đạt, Trưởng phòng NN-PTNT huyện cho biết, tình hình chăn nuôi bò sữa ở Trảng Bàng trong những năm qua có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng. Nhiều giống bò có năng suất, chất lượng cao được nông dân mua từ các địa phương khác về chăn nuôi.
Đến cuối tháng 3.2014, toàn huyện có 180 hộ dân và một công ty chăn nuôi bò sữa. So với năm 2005, số bò sữa ở đây tăng được 2.001 con (năm 2005 có 726 con).
Số người chăn nuôi bò sữa của huyện chỉ tập trung ở các xã cánh Đông. Trong đó xã có số người chăn nuôi và số bò cao nhất huyện là An Tịnh, với 79 hộ nuôi 1.201 con bò; xã Gia Lộc có 54 hộ chăn nuôi với số lượng 740 con. Xã có số người nuôi ít nhất là Gia Bình với 5 hộ và số lượng là 63 con. Riêng 3 xã cánh Tây của huyện (bao gồm Bình Thạnh, Phước Chỉ, Phước Lưu) thì chưa có ai chọn nuôi bò sữa.
Hiện trên địa bàn huyện Trảng Bàng có 4 điểm thu mua sữa, nên việc tiêu thụ sữa bò tươi của người chăn nuôi rất thuận lợi. Giá sữa bò tươi tại các điểm thu mua hiện nay trung bình 14.700 đồng/kg. Một con bò đang cho sữa với mức bình quân 15 kg/ngày, sau khi trừ chi phí, người chăn nuôi thu được trên 100.000 đồng/con/ngày.
Giá bò sữa giống hiện nay khá cao. Một con bò cái tơ khoảng 15 tháng tuổi giá từ 30 triệu đến 35 triệu đồng. Một con bò lấy sữa được trên 15 kg/ngày, giá từ 35 triệu đến 45 triệu đồng và một con bò lấy sữa được trên 20 kg/ngày, giá từ 45 triệu đến 60 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 5-11, Công ty TNHH Trại Việt (Vietfarm TP.HCM) đã xuất khẩu một container trứng vịt muối (120.000 quả) đầu tiên sang thị trường Brunei.

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện nay Thái Lan là thị trường nhập khẩu nhiều nhất cá tra Việt Nam trong số các nước ASEAN.

Chúng ta đừng trách người tiêu dùng quay lưng, thị trường đóng cửa. Chính ta đã hại ta khi đùa giỡn với những quy định sản xuất liên quan đến sức khỏe người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Thời gian qua, tình trạng nông, thủy sản XK của Việt Nam bị trả về được đánh giá khá nguy cấp. Bên cạnh nguyên nhân như sai bao bì, quy cách đóng gói, các sản phẩm còn bị thị trường NK chối từ do không đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm theo quy định.

Gần đây, tại cửa khẩu Tân Thanh (huyện Văn Lãng, Lạng Sơn), lượng hoa quả tươi Trung Quốc làm thủ tục thông quan rất nhiều, trung bình có từ 500 đến 600 tấn cam, lê, táo, dưa nhập khẩu mỗi ngày. Nhiều loại trái vụ xâm nhập thị trường trong nước, nguy cơ mất an toàn thực phẩm rất cao.