Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trăn trở với nghề nuôi trăn đất

Trăn trở với nghề nuôi trăn đất
Ngày đăng: 12/10/2015

Đoàn tham quan đến từ Thành phố Hồ Chí Minh tham quan trang trại nuôi trăn đất của ông Dương Văn Nhu, Chủ nhiệm Hợp tác xã Hiệp Phát, ở ấp Xẻo Vông C, xã Hiệp Lợi, thị xã Ngã Bảy.

Theo đó, giá bán trăn đất loại 6kg/con chỉ được mua cao nhất với giá 150.000 đồng/kg (giảm một nửa so với cùng kỳ năm 2014). Các loại khác cũng giảm nhẹ.

Cụ thể, trăn có trọng lượng 10kg/con được bán 165.000 đồng/kg, từ 40-80kg/con (loại đẹp) giá dao động từ 320.000-340.000 đồng/kg.

Nhiều hộ nuôi lâu năm nhận định, nguyên nhân giá trăn đất xuống thấp  do không tìm được đầu ra ổn định hay hợp đồng bao tiêu cho sản phẩm.

Mặt khác khi thực hiện giao dịch mua bán loại động vật hoang dã này phải qua nhiều trung gian nên người nuôi thường xuyên bị thương lái ép giá, nhất là trường hợp nuôi với số lượng ít.

Chị Nguyễn Thị Thu Vân, ở ấp Xẻo Vông C, xã Hiệp Lợi, thị xã Ngã Bảy, đã gặp phải tình trạng này cách đây 2 tháng. “Mình nuôi nhỏ lẻ rất khó bán, chủ yếu là gọi điện thoại cho thương lái tại địa phương đến thu mua

. Nhưng lần nào cũng bị chê da xấu rồi cò kè trả giá xuống thấp.

Đợt rồi tôi bán trăn loại 6kg/con giá 140.000 đồng/kg, rẻ hơn giá bên ngoài 10.000 đồng/kg”, chị Vân chia sẻ.

Không chỉ người nuôi nhỏ lẻ gặp khó khăn ở khâu giá cả, mà các hộ chăn nuôi quy mô lớn, tập trung như Hợp tác xã chăn nuôi Hiệp Phát, ở xã Hiệp Lợi, thị xã Ngã Bảy, cũng đối mặt không ít trở ngại trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm.

Cụ thể như trường hợp của anh Nguyễn Lâm, ở ấp Xẻo Vông C, xã Hiệp Lợi, thị xã Ngã Bảy. Để chủ động tạo ra sản phẩm đẹp, ngay từ khâu chọn giống anh đã phải cẩn thận lựa chọn từng con non có khoảng cách vảy trên da đều nhau, sức ăn mạnh… 

Bởi theo anh, đây là tiêu chí để thương lái quyết định giá thành khi mua.

Nhưng khi được hỏi về đầu ra hiện tại, anh Lâm thở dài trăn trở: “Năm nay trăn 6kg/con là giảm mạnh nhất. Tôi cũng đang chờ xem thời gian tới giá cả có tiến triển chút nào không, chứ tình hình này thấy khó ăn lắm.

Chắc kế hoạch tăng đàn của tôi đành phải bỏ lửng”.

Bên cạnh vấn đề về giá, không ít hộ nuôi trăn đất ở thị xã Ngã Bảy trăn trở khâu xuất hàng và vận chuyển, bởi cần phải đăng ký nhiều thủ tục rườm rà.

Ông Dương Văn Nhu, Chủ nhiệm Hợp tác xã Hiệp Phát, ở xã Hiệp Lợi, thị xã Ngã Bảy, luôn trăn trở:

“Để bán trăn đất sang các tỉnh khác, chúng tôi cần có giấy chứng nhận vận chuyển đặc biệt do Chi cục Kiểm lâm tỉnh cấp thì mới xuất hàng và chuyển đi được; nhưng thời hạn giấy này chỉ có 2 ngày thôi, tôi thấy hơi cập rập

. Mong muốn của người nuôi trăn chúng tôi là được đơn giản hóa thủ tục, để việc xuất bán, vận chuyển dễ dàng hơn.

Nếu được đăng ký giấy vận chuyển đặc biệt tại địa phương thì còn gì bằng”, ông Nhu kỳ vọng.

Trong khi tổng đàn trăn đất ở xã Hiệp Lợi đã gần 12.000 con, thì hiện nay trên địa bàn thị xã Ngã Bảy chỉ có một điểm thu mua.

Theo chính quyền địa phương, thời gian qua người nuôi phải tự tìm đầu ra để xuất bán, nhưng gặp rất nhiều khó khăn, nhất là những hộ nuôi ít. N

hằm tháo gỡ vướng mắc trên, ngành chức năng địa phương đã đưa ra giải pháp tạm thời giúp bà con an tâm hơn.

Ông Nguyễn Hữu Trí, Phó trưởng Phòng Kinh tế thị xã Ngã Bảy, cho biết: “Chúng tôi luôn tạo mọi điều kiện để việc chăn nuôi của bà con được thuận lợi.

Riêng về thủ tục, địa phương có phối hợp với Chi cục Kiểm lâm tỉnh để đơn giản hóa giấy tờ cho người chăn nuôi.

Cụ thể là đối với hoạt động vận chuyển, mua bán trăn đất trong địa bàn thị xã Ngã Bảy sẽ được sử dụng cùng một loại hợp đồng giao ước để khỏi phải nhọc nhằn qua Chi cục Kiểm lâm tỉnh.

Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp “chữa cháy”.

Nếu vận chuyển ra ngoài tỉnh thì bắt buộc phải đảm bảo giấy tờ theo đúng quy định của pháp luật”.

Đáng kể là ngành chức năng thị xã Ngã Bảy đang tăng cường các hoạt động liên kết với những điểm thu mua ở thành phố Cần Thơ, Cà Mau, Thành phố Hồ Chí Minh… nhằm góp phần tìm nơi tiêu thụ ổn định cho sản phẩm.

Đây là tín hiệu vui đối với những người nuôi trăn ở vùng đất Bảy Ngã trước thực trạng đầu ra bấp bênh như hiện nay.


Có thể bạn quan tâm

Phát Huy Thắng Lợi Từ Vụ Lúa Xuân Phát Huy Thắng Lợi Từ Vụ Lúa Xuân

Những ngày qua, vượt qua tiết trời nắng nóng, nông dân các địa phương tranh thủ thu hoạch lúa Xuân. Mặc dù vất vả nhưng người nông dân thực sự phấn khởi, bởi đây là vụ lúa đạt năng suất cao nhất từ trước tới nay.

28/05/2014
Sơn La Quản Lý Và Bảo Vệ Tốt Nguồn Lợi Thủy Sản Sơn La Quản Lý Và Bảo Vệ Tốt Nguồn Lợi Thủy Sản

Tỉnh Sơn La hiện có 2 lòng hồ thủy điện Hoà Bình và Sơn La, có hệ sinh vật thủy sản rất đa dạng phong phú. Theo kết quả điều tra khu hệ cá hồ thủy điện Hoà Bình có 123 loài cá thuộc 79 giống, 19 họ và khoảng 16 loài động vật đáy, được chia thành 3 dòng cơ bản: cá nhập nội, cá đồng bằng Bắc Bộ và các loài thuỷ sản đặc trưng cho miền núi Tây Bắc.

29/05/2014
Cần Xây Dựng Cơ Chế Vay Vốn Theo Chuỗi Sản Xuất Thủy Sản Cần Xây Dựng Cơ Chế Vay Vốn Theo Chuỗi Sản Xuất Thủy Sản

Mặc dù việc cho vay theo chuổi sản xuất thủy sản đã được các tổ chức tín dụng quan tâm, thực hiện nhưng hiện tại vẫn chưa có hướng dẫn, quy định nào tạo điều kiện cho doanh nghiệp (DN) thủy san có một cơ chế vay phù hợp với đặc điểm của ngành. Từ thực tế này, đòi hỏi phải xây dựng một cơ chế phù hợp với đặc điểm của ngành thủy sản để tạo điều kiện cho cả DN và ngành ngân hàng (NH) có cơ chế vay và cho vay phù hợp.

29/05/2014
Bệnh Hoại Tử Gan Tụy Trên Tôm Bùng Phát Mạnh Ở Vĩnh Châu (Sóc Trăng) Bệnh Hoại Tử Gan Tụy Trên Tôm Bùng Phát Mạnh Ở Vĩnh Châu (Sóc Trăng)

Vùng nuôi tôm ở Sóc Trăng đang đứng trước nhiều khó khăn do diễn biến của bệnh, dịch bệnh trên tôm có dấu hiệu bộc phát trong giai đoạn đầu mùa mưa. Hiện nay ở thị xã Vĩnh Châu mức độ thiệt hại lên đến hơn 46%, có nhiều vùng nuôi mức độ thiệt hại chiếm rất cao, gây thiệt hại nặng cho nông dân.

29/05/2014
Xuất Cấp Hóa Chất Phòng Dịch Trên Tôm Nuôi Xuất Cấp Hóa Chất Phòng Dịch Trên Tôm Nuôi

Bộ NNPTNT vừa chỉ đạo Công ty TNHH Tân An xuất không thu tiền 30 tấn hóa chất sát trùng Chlorine để hỗ trợ tỉnh Kiên Giang phòng, chống dịch bệnh tôm nuôi.

29/05/2014