Tràn Piano - đập dâng Văn phong được tặng giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam

Theo ông Nhân, Bộ NN&PTNT đã chọn công trình tràn Piano - đập dâng Văn Phong để tăng giải thưởng “Bông lúa vàng Việt Nam” vì đây là một trong những công trình thủy lợi được thiết kế, thi công đầu tiên trong nước có chiều dài tràn phím đàn Piano lớn nhất Việt Nam và thế giới hiện nay (dài 301,75m), có năng lực xả lớn.
Đập tràn được thi công bằng công nghệ bê tông tự đầm, đây là công nghệ hoàn toàn mới;
Trong quá trình thi công, đơn vị chủ đầu tư, thiết kế, thi công đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, nhằm phát huy tối đa ưu điểm của công nghệ mới này vào xây dựng công trình, đảm bảo về chất lượng, mỹ thuật công trình.
Công trình đập dâng Văn Phong chính thức được bàn giao đưa vào sử dụng vào ngày 27.4.2015, đảm bảo cấp nước tưới cho 10.925 ha lúa và hoa màu của khu tưới Văn Phong;
Cấp nước cho sản xuất công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nước sinh hoạt cho người và gia súc; cải thiện môi trường sinh thái và hạn chế xâm nhập mặn ở vùng cửa sông, ven biển, kết hợp phát điện.
Được biết, giải thưởng “Bông lúa vàng Việt Nam” được Bộ NN&PTNT tổ chức định kỳ 3 năm/lần, nhằm tuyên dương các cá nhân và tập thể, doanh nghiệp có các sản phẩm tiêu biểu và đóng góp tích cực cho ngành Nông nghiệp.
Giải thưởng “Bông lúa vàng Việt Nam” lần thứ II.2015 có tất cả 80 tập thể, cá nhân được trao giải.
Có thể bạn quan tâm

Năm nay theo kế hoạch Vĩnh Châu sẽ thả nuôi 550 ha Artemia, dự kiến sản lượng đạt trên 35 tấn trứng. Để đạt được kết quả trên, thời gian qua bằng các nguồn lực, thị xã đã đầu tư hàng chục tỉ đồng để nạo vét lại tuyến kênh Bảy trăm, khơi thông dòng chảy, tạo điều kiện tốt nhất cho bà con làm muối và nuôi artemia.

Khởi nghiệp từ vốn vay mượn, anh Giang Văn Dương (22 tuổi), ngụ ấp 3, xã Đồng Tâm (Đồng Phú - Bình Phước) đã mạnh dạn đầu tư 1,5 tỷ đồng mở trang trại nuôi ong lấy mật. Đến nay, anh Dương đã có 1.000 thùng ong cho thu khoảng 1,5 tỷ đồng mỗi năm.

Cách đây khoảng 10 năm, tại xã Khánh Hòa, các hộ gia đình trồng cam chỉ đếm trên đầu ngón tay. Mặc dù cây cam đã có mặt ở đất Khánh Hòa khá lâu nhưng kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh nhiều gia đình vẫn còn hạn chế. Việc trồng cam thời gian đầu chỉ để có thêm thu nhập cải thiện cuộc sống, còn thu nhập chính của người dân chủ yếu vẫn dựa vào sản xuất nông nghiệp.

Viện Cây ăn quả miền Nam cho biết, diện tích nhãn trồng ở miền Nam vào khoảng 34.000 ha, trong đó có nhiều diện tích đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Nhãn là loại cây có thể xử lý ra trái quanh năm, đáp ứng được số lượng lớn để xuất khẩu. Tuy nhiên, hiện diện tích này đang bị bệnh chổi rồng làm giảm năng suất và diện tích.

Được đưa vào huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) trồng từ năm 2005, sau 10 năm "bén duyên", giờ đây táo Đài Loan trở thành cây ăn quả có giá trị kinh tế cao đối với các hộ nông dân. Đây cũng là đặc sản của vùng đất Lục Ngạn được người tiêu dùng gần, xa ưa thích.