Tràn Piano - đập dâng Văn phong được tặng giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam

Theo ông Nhân, Bộ NN&PTNT đã chọn công trình tràn Piano - đập dâng Văn Phong để tăng giải thưởng “Bông lúa vàng Việt Nam” vì đây là một trong những công trình thủy lợi được thiết kế, thi công đầu tiên trong nước có chiều dài tràn phím đàn Piano lớn nhất Việt Nam và thế giới hiện nay (dài 301,75m), có năng lực xả lớn.
Đập tràn được thi công bằng công nghệ bê tông tự đầm, đây là công nghệ hoàn toàn mới;
Trong quá trình thi công, đơn vị chủ đầu tư, thiết kế, thi công đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, nhằm phát huy tối đa ưu điểm của công nghệ mới này vào xây dựng công trình, đảm bảo về chất lượng, mỹ thuật công trình.
Công trình đập dâng Văn Phong chính thức được bàn giao đưa vào sử dụng vào ngày 27.4.2015, đảm bảo cấp nước tưới cho 10.925 ha lúa và hoa màu của khu tưới Văn Phong;
Cấp nước cho sản xuất công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nước sinh hoạt cho người và gia súc; cải thiện môi trường sinh thái và hạn chế xâm nhập mặn ở vùng cửa sông, ven biển, kết hợp phát điện.
Được biết, giải thưởng “Bông lúa vàng Việt Nam” được Bộ NN&PTNT tổ chức định kỳ 3 năm/lần, nhằm tuyên dương các cá nhân và tập thể, doanh nghiệp có các sản phẩm tiêu biểu và đóng góp tích cực cho ngành Nông nghiệp.
Giải thưởng “Bông lúa vàng Việt Nam” lần thứ II.2015 có tất cả 80 tập thể, cá nhân được trao giải.
Có thể bạn quan tâm

Gần đây, được sự hỗ trợ vốn từ nguồn vốn của Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Bình Dương, nhiều nông dân ở xã An Sơn, TX.Thuận An đã mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình nuôi lươn không bùn cho giá trị kinh tế cao.

Thanh long được coi là cây xóa đói giảm nghèo và cũng là cây làm giàu của Bình Thuận. Những năm qua, cây thanh long đã mang lại kim ngạch xuất khẩu cho tỉnh và cũng làm thay đổi diện mạo nhiều vùng đất đai kém màu mỡ ở đây. Từ hiệu quả trông thấy, cây thanh long đang tiếp tục được đầu tư phát triển trên vùng đất nắng gió này.

Hiện nay, môi trường nuôi trồng thủy sản tại một số vùng nuôi trong tỉnh Phú Yên không ổn định; độ mặn và độ kiềm trong nước rất thấp; ô nhiễm dinh dưỡng và ô nhiễm vi sinh cũng được phát hiện ở các vùng nuôi. Ngoài ra, bệnh tôm nuôi cũng tiếp tục diễn biến phức tạp tại các vùng nuôi thuộc huyện Tuy An…

Nuôi bò sữa ở vùng ngoại thành TPHCM đạt hiệu quả khá cao. Nhưng do tốc độ đô thị hóa và lao động ngày càng khan hiếm, nên người nuôi bò sữa TP từng bước cơ giới hóa các khâu. Giờ đây, các hộ nuôi bò sữa bắt đầu thấy rõ lợi ích việc sử dụng thiết bị khâu vắt sữa.

UBND huyện Phù Mỹ là cơ quan được giao quyền quản lý sử dụng giấy chứng nhận kể trên. Các sản phẩm được bảo hộ gồm: Củ kiệu khô, củ kiệu đã bảo quản, dưa làm từ củ kiệu, củ kiệu muối, củ kiệu tươi; các dịch vụ mua bán củ kiệu tươi, củ kiệu khô, củ kiệu đã bảo quản và chế biến.