Tràn Ngập Hành Trung Quốc, Hành Tây Đà Lạt Thối Nát, Phải Đổ Bỏ

Việc bán hành hiện không đơn giản vì thị trường đang tràn ngập hành tây Trung Quốc với mẫu mã rất bắt mắt. Nhiều kho hành tây hàng chục tấn của nhà vườn Đà Lạt đã bốc mùi hôi thối.
Nhà vườn trồng hành tây Đà Lạt đang buồn rầu vì năm nay thị trường tiêu thụ rất yếu, thời tiết không thuận lợi khiến hành tây thu hoạch bị hư hỏng cao.
Nửa cuối tháng 3 đến giữa tháng 4 là cao điểm thu hoạch hành tây. Nhưng năm nay vào thời điểm đó Đà Lạt đổ mưa liên tục 25 ngày, làm cho củ hành khi thu hoạch bị ướt. Số hành cất vào kho để chờ bán dần đã bị thối rất nhanh do ẩm ướt.
Chủ nhiều kho hành tây hàng chục tấn phải thuê người hốt đổ bỏ với số lượg lớn, số chưa bị thối thì phần nhiều đã ra rễ trắng.
Theo các thương lái, việc bán hành hiện tại không đơn giản vì thị trường đang tràn ngập hành tây Trung Quốc với mẫu mã rất bắt mắt. Hành tây Đà Lạt thu hoạch gặp trời mưa, vỏ có màu đen bầm xấu hơn hành tây Trung Quốc nên khó tiêu thụ.
Trước đó, những người trồng hành sớm lại thắng lợi vì thu hoạch trong tháng Giêng trời nắng ráo, giá tại vườn lúc đó được thu mua từ 5.500 đến 6.000 đồng một kg. Trong khi đó, hành tây chính vụ thu hoạch bị gặp mưa liên tục, giá lại rớt xuống còn 5.000 đồng một kg, thấy tiếc nên đa số nhà vườn cất hành vào kho để chờ giá tăng. Nhưng không ngờ sức tiêu thụ hành tây yếu, ngoài việc hành tây bỏ vào kho bị hao hụt và thối củ thì giá hiện nay lại rớt xuống 4.500 đồng một kg mà vẫn rất khó bán.
Một nhà buôn tên Tân cho biết, giới buôn rau củ Đà Lạt năm nay lỗ nặng, nhiều người bỏ ra 500 triệu đến cả tỷ đồng mua hành nguyên đám của nhà vườn và thu mua trực tiếp lúc nhà vườn thu họach để cất trữ vào kho chờ giá tăng kiếm lời, nhưng đã lỗ nặng. Có những kho hành tây, chủ phải thuê xe múc tới xúc đi đổ trong đêm vì bị hư thối quá nhiều.
"Chuyện nhà vườn năm nay có hành trong kho nhưng bán không được là điều dễ hiểu, vì đa số những người buôn rau củ ở Đà Lạt năm nay đều mua hành tây cất trữ trong kho, người ít thì vài chục tấn, người nhiều thì cả trăm tấn, cá biệt có người cất trữ tới 200 tấn", bà Tân cho biết thêm.
Theo ông Huy, người có kinh nghiệm trồng hành lâu năm, hành tây nếu thu hoạch gặp trời nắng ráo, kỹ thuật chăm sóc tốt trong quá trình canh tác thì có thể cất trữ trong kho được trên 4 tháng, tỉ lệ hao hụt do để lâu ngày bị giảm trọng lượng và cả thối củ chỉ khoảng 15%.
"Với tỷ lệ hao hụt cao và giá thấp như hiện nay, người đang trữ hành tây trong kho sẽ lỗ vì giá thành hành tây đến lúc thu hoạch đã trên 3.000 đồng một kg", ông Huy nói.
Nhiều người trong nghề dự báo, nhiều khả năng vài tháng tới giá hành tây sẽ rất cao, nhưng đến lúc đó số người còn có hành tây trong tay sẽ rất ít. Hiện tại các chủ kho hành tây đang tìm mọi cách để tiêu thụ nhằm tránh việc phải thuê người hốt đi đổ do hư thối.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 18.8, tại hội trường UBND xã Suối Dây, Hội Nông dân huyện Tân Châu (Tây Ninh) tổ chức hội thảo về đề tài máy thu hoạch khoai mì. Chủ nhiệm đề tài này là ông Trần Quốc Hải, thường trú ấp 2, xã Suối Dây.

Bộ NN&PTNT chỉ đạo phát triển vụ Đông 2015 như một vụ chính, quan trọng và là một mắt xích cốt lõi trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhất là cây trồng trên đất lúa, góp phần vào sự tăng trưởng của toàn ngành trong thời gian tới.

Do giá hạt tiêu trên thị trường luôn ở mức cao so với nhiều loại nông sản chủ lực khác nên trong những tháng đầu mùa mưa năm nay, nông dân ở Đác Lắc đua nhau trồng tiêu, bất chấp khuyến cáo của các ngành chức năng, khiến diện tích cây tiêu tăng nhanh. Việc phát triển “nóng” diện tích cây tiêu không chỉ phá vỡ quy hoạch các loại cây trồng của tỉnh mà kéo theo nhiều hệ lụy, bức xúc ở địa phương.

Hội đồng Khoa học Công nghệ tỉnh vừa nghiệm thu dự án “Xây dựng mô hình làng trồng nấm Bào ngư ứng dụng công nghệ cao tại huyện Châu Thành, tỉnh An Giang”, do thạc sĩ Lê Trần Như Thảo, Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ thực hiện.

Nắng hạn kéo dài đã khiến nhiều diện tích cây trồng trên địa bàn huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) bị thiệt hại nặng, trong đó có mía và mì. Nông dân địa phương đang đứng trước nguy cơ thiếu giống mía, mì cho vụ sản xuất mới.