Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đột Phá Bằng Sen - Cá

Đột Phá Bằng Sen - Cá
Ngày đăng: 11/07/2012

Mặc dù có đến 3,5ha ruộng lúa nhưng những năm trước gia đình ông Hồ Văn Thăng ở thôn Phò Ninh, xã Phong An, huyện Phong Điền, Thừa Thiên - Huế vẫn rất khó khăn. Theo ông Thăng, nguyên nhân bởi toàn bộ diện tích ruộng này đều bạc màu, sản xuất không hiệu quả. Nhưng từ năm 2006 đến nay, sau khi chuyển đổi số ruộng trên sang trồng sen kết hợp nuôi cá, kinh tế gia đình ông lên như diều gặp gió.

Ông Thăng cho biết, hàng năm, cứ đầu tháng 2 dương lịch, ông vào Đà Nẵng mua 1.500 giống sen với giá 18 triệu đồng để trồng trên 3,5ha đất ruộng. Bên cạnh đó, ông tận dụng mặt nước nơi trồng sen thả nuôi 10 vạn con cá các loại. Chỉ sau hơn 3 tháng chăm sóc, diện tích sen của gia đình đã cho thu hoạch. Vụ sen năm nay, với giá 1kg hạt sen tươi khoảng 30.000 đồng, thì mỗi ha sen, gia đình ông lãi ròng trên 50 triệu đồng.

Sau khi thu hoạch sen xong, gia đình ông sẽ bắt tay vào thu hoạch khoảng 35 vạn con cá các loại. Theo tính toán của ông Thăng, năm nay, gia đình ông sẽ lãi ròng từ 250-300 triệu đồng từ mô hình trồng sen kết hợp nuôi cá này. "Trồng sen kết hợp nuôi cá, tiền đầu tư và công sức bỏ ra không nhiều nhưng lại cho thu nhập cao. Mô hình này đã tạo nên một bước ngoặt trong làm ăn và thu nhập của gia đình tui" - ông Thăng chia sẻ.

Không chỉ gia đình ông Thăng, trên địa bàn xã Phong An hiện có 16 hộ tận dụng các ao, hồ, đầm, bàu và chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng sen kết hợp nuôi cá, nuôi vịt. Tất cả những hộ này đều thu nhập cao và ổn định.

Ông Nguyễn Đôn - Phó Chủ tịch UBND xã Phong An cho biết, mô hình trồng sen kết hợp nuôi cá trên địa bàn xã đưa lại thu nhập cao gấp nhiều lần so với trồng lúa và các cây trồng, vật nuôi khác."Chúng tôi đang khuyến khích bà con mạnh dạn chuyển những diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng sen kết hợp nuôi cá. Mô hình này thực sự là đòn bẩy để nông dân trên địa bàn vươn lên làm giàu" - ông Đôn phấn khởi.

Mô hình trồng sen kết hợp nuôi cá đã và đang đưa lại thu nhập cao cho nhiều hộ ở huyện Phong Điền. Nhiều hộ lãi ròng 250-300 triệu đồng mỗi năm từ mô hình này.

Có thể bạn quan tâm

Nông Dân Thanh Lương Giàu Nhờ Nhãn Tiêu Da Bò Nông Dân Thanh Lương Giàu Nhờ Nhãn Tiêu Da Bò

Một vùng đất sỏi pha cát cằn cỗi trong mùa khô và úng nước mùa mưa đã hình thành vùng chuyên canh hàng trăm héc ta nhãn trĩu quả. Trái đẹp, cơm dày, giòn và thơm ngọt, Thanh Lương đang thực hiện lộ trình xây dựng thương hiệu cho nhãn tiêu da bò ấp Thanh Bình, Thanh An.

13/10/2014
"Teo Tóp" Vùng Đặc Sản Vú Sữa Lò Rèn

Vĩnh Kim (Tiền Giang) và các xã lân cận từ lâu đã hình thành vùng chuyên canh vú sữa Lò Rèn bậc nhất cả nước. Thương hiệu trái cây đặc sản nổi tiếng này gắn liền với địa danh nơi đây, rất được người dân ưa chuộng. Tuy nhiên, những năm gần đây, vùng chuyên canh cây ăn trái đặc sản của Châu Thành lại đang có xu hướng giảm.

13/10/2014
Cây Đinh Lăng Cây Đinh Lăng

Cây đinh lăng có tên khoa học là Polysciasfructicosa thuộc họ ngũ gia bì. Cây đinh lăng được chúng ta trồng ở chậu hoa hay trong vườn ở trước sân nhà làm cây cảnh. hoặc làm dược liệu quý.

13/10/2014
Mô Hình Nuôi Luân Canh Tôm Sú Rong Câu Tại Xã Cam Hòa, Huyện Cam Lâm Mô Hình Nuôi Luân Canh Tôm Sú Rong Câu Tại Xã Cam Hòa, Huyện Cam Lâm

Sau hơn 05 tháng triển khai thí điểm dự án Quốc gia về mô hình nuôi luân canh tôm sú – rong câu trong ao nước lợ do Trung tâm khuyến nông, khuyến ngư tỉnh Khánh Hòa thực hiện, ngày 11/10, hộ nuôi thí điểm đã tiến hành thu hoạch tôm vụ đầu tiên theo mô hình này.

13/10/2014
Gian Nan Đường Phát Triển Tôm Công Nghiệp Gian Nan Đường Phát Triển Tôm Công Nghiệp

Hai vùng nuôi tôm công nghiệp tập trung đã được tỉnh phê duyệt thuộc xã Hoà Tân, TP Cà Mau và xã Tân Trung, huyện Ðầm Dơi, quy mô gần 2.000 ha. Ðây được xem là 2 vùng nuôi tạo sự đột phá cho con tôm Cà Mau từ nay đến năm 2015. Tuy nhiên, dù được phê duyệt từ năm 2011 nhưng việc triển khai thực hiện đến nay vẫn chưa có chuyển biến gì.

13/10/2014