Trạm khuyến nông huyện Trần Đề tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật nuôi cua biển

Phòng kinh tế hạ tầng phối hợp Trạm khuyến nông huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng vừa tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật nuôi cua biển bằng nguồn giống sinh sản nhân tạo cho 30 nông dân ở xã Lịch Hội Thượng.
Dự lớp tập huấn, bà con được giới thiệu khái quát về đặc điểm sinh học, kỹ thuật nuôi cua thịt, nuôi cua ốp, cua lột và cách phòng và trị bệnh trên cua. Mục đích lớp tập huấn nhằm giúp nông dân nắm được một số kỹ thuật cơ bản trong nuôi cua biển để áp dụng vào sản xuất, nhằm đạt được hiệu quả và tăng lợi nhuận.
Được biết trong năm 2015, huyện sẽ triển khai 3 mô hình: nuôi cua biển, nuôi tôm càng xanh và trồng nấm rơm ở các xã Lịch Hội Thượng, Thạnh Thới Thuận, Viên An và Viên Bình.
Có thể bạn quan tâm

Cửa biển Sa Huỳnh (xã Phổ Thạnh, Đức Phổ) bị bồi lấp, hàng loạt tàu cá phải dạt đến những cảng biển khác trong và ngoài tỉnh làm cho nhiều cơ sở chế biến hải sản đang ăn nên làm ra tại địa phương điêu đứng vì khan hiếm nguyên liệu.

Ông Nguyễn Ngọc Hải, chủ nhiệm HTX Thới An, TP Cần Thơ, từng nuôi gia công để tránh rủi ro, so sánh: “Giá thu vô của công ty là 23.000 - 23.500 đồng/kg cá theo hợp đồng là bằng với chi phí giá thành, do đó người nuôi bán trôi nổi 20.000 đồng/kg, làm sao không lỗ 3.000 - 4.000 đồng/kg."

Qua khảo sát, giá công gặt hiện tại là 220 - 250 nghìn đồng/sào (không ăn cơm trưa), từ 200 - 220 nghìn đồng (ăn cơm trưa), tăng trung bình từ 20 - 30 nghìn đồng/sào so với đầu vụ.

Năm 2012, Trạm khuyến nông huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) thực hiện mô hình trình diễn nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao lót bạt nilon trong ao vùng triều, với qui mô 1.000 mét vuông, tại thôn Đông Hòa, xã Tịnh Hòa.

Trước tình hình tiêu thụ ngao thương phẩm của tỉnh Thái Bình hiện nay đang gặp nhiều khó khăn, Sở Công Thương tỉnh đã phối hợp với các địa phương ven biển khảo sát và nắm bắt tình hình nuôi thả, tiêu thụ ngao tại huyện Tiền Hải và Thái Thụy.