Trái Trúc Bảy Núi Đắt Hàng

Trái trúc là loại cây sống ở vùng đồi núi cùng họ với chanh, trái có vị chua dùng để lấy nước, đặc biệt có mùi thơm giữ rất lâu.
Trái trúc xem là loại đặc sản ở vùng Bảy Núi – An Giang, được trồng nhiều ở hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên.
Hiện đang bước vào đầu mùa nên giá bán trái trúc rất cao từ 100.000 -120.000 đ/kg, cao gấp nhiều lần so với giá chanh, nhưng vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường. Thời điểm nghịch vụ, vào những tháng nắng giá lên 130.000 -140.000 đ/kg.
Trái trúc là loại cây sống ở vùng đồi núi cùng họ với chanh, trái có vị chua dùng để lấy nước, đặc biệt có mùi thơm giữ rất lâu. Thông thường trồng cây trúc từ 5-8 năm mới cho trái, một năm cho trái 1 lần vào mùa mưa, năng suất rất thấp khoảng 150-200 trái/cây, bình quân khoảng 8-10 trái/kg.
Ông Chau Seul, ở xã Lương Phi, huyện Tri Tôn trồng 30 gốc trúc đang thu hoạch trái cho biết: Cây rất dễ trồng, không cần chăm sóc cây vẫn phát triển tốt, bình quân một cây cho thu nhập gần 2 triệu đồng, nhưng vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường.
Theo Phòng NN-PTNT huyện Tri Tôn – An Giang, hiện nay cây trúc đang được xem là cây trồng thích hợp trong thời kỳ biến đổi khí hậu, vì thích nghi tốt ở nhiệt độ cao, khô hạn ở vùng đồi núi. Đây cũng là cây được nhiều Cty ở TP.HCM và Đồng Tháp đến xin bao tiêu cung cấp lá và trái để chế xuất làm dược lieu.
Có thể bạn quan tâm

Giảm ô nhiễm môi trường, vật nuôi ít bệnh, tăng trưởng tốt, tiết kiệm chi phí chăn nuôi... là hiệu quả mang lại từ mô hình ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gia súc, gia cầm đang được triển khai tại xã Ba Trại, huyện Ba Vì (Hà Nội).

Giá đường xuống thấp, lượng hàng tồn kho cao, nông dân giảm diện tích trồng mía... đang tăng áp lực tới cả nhà máy đường và nông dân.

Về thôn Đức Long 3, xã An Nông, huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa) hỏi anh Lê Văn Phương nuôi lươn, trạch thì ai cũng biết. Nổi tiếng như vậy vì anh là người đầu tiên khởi xướng nghề nuôi lươn, trạch ở xã An Nông và là người trong xã có thu nhập cao từ nghề này.

Mong muốn của những người tổ chức chương trình là mang đến lời giải đáp tối ưu cho nông dân với câu hỏi nên trồng cây gì, nuôi con gì để phát triển bền vững, không bị nhiễm dịch bệnh...

Bên lề diễn đàn lần thứ hai về phát triển ca cao bền vững ở Việt Nam - cơ hội, thách thức và giải pháp - do Cục Trồng trọt, Bộ NN-PTNT và Đại sứ quán Hà Lan tổ chức tại TPHCM ngày 28-11, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online đã trao đổi với ông Ngyễn Văn Hòa, Cục phó Cục Trồng trọt - phụ trách phát triển ca cao, xung quanh vấn đề này.