Trai Phố Thành Nông Dân Sản Xuất Giỏi

165ha mặt nước nuôi thuỷ sản ở phường Hà An (TX Quảng Yên, Quảng Ninh) đã được đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng từ năm 2010 với tổng mức đầu tư trên 30 tỷ đồng, trong đó người dân đóng góp hơn 10 tỷ đồng. Do được đầu tư đồng bộ nên nhiều hộ dân trên địa bàn phường đã đầu tư kinh phí nuôi nhiều giống thuỷ sản mang lại hiệu quả kinh tế cao. Điển hình phải kể tới là hộ anh Nguyễn Hữu Phước.
Sau nhiều lần thất bại, đến nay, anh Phước đã thành công với mô hình nuôi tôm, cua với diện tích 2,6ha của gia đình ở khu 11, phường Hà An. Hiện nay, mô hình của gia đình anh Phước đã trở thành điểm đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm của nhiều đoàn khách trong và ngoài tỉnh. Trên diện tích mặt nước này, anh Phước chia thành 4 ao nuôi tôm và cua đem lại giá trị kinh tế cao.
Từ 4 ao này, mỗi năm, gia đình anh xuất bán hơn 8 tấn tôm, cua thương phẩm, trừ chi phí, cho thu lãi từ 250 đến 300 triệu đồng. Có được kết quả như ngày hôm nay, anh Phước phải trải qua nhiều lần thất bại, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm quý giá trong nuôi thuỷ sản.
Qua tìm hiểu chúng tôi được biết: Nguyễn Hữu Phước sinh ra và lớn lên tại thị trấn Quảng Yên (nay là phường Quảng Yên). Là trai phố, nhưng anh lại rất cần cù, chịu khó, chẳng ngần ngại mà còn tỏ ra yêu thích các công việc nhà nông. Vì thế anh đã chọn học ngành thuỷ sản ở Đại học Nha Trang. Nguyễn Hữu Phước nhận thấy lợi thế vùng nước ở phường Hà An rất phù hợp với việc nuôi trồng thuỷ sản nên quyết định chọn nơi này để lập nghiệp.
Anh Phước đã thuê diện tích 2,6ha để nuôi tôm, cua giống. Thời gian đầu, anh gặp không ít khó khăn trong việc lựa chọn con giống, nguồn nước. Nhiều khi dịch bệnh khiến tôm, cua chết hàng loạt, gây thiệt hại nặng nề cho gia đình anh.
Thất bại nhưng không hề nản chí, vừa làm anh vừa học hỏi và rút kinh nghiệm. Và rồi anh Phước đã thành công với mô hình nuôi cua và tôm thương phẩm. Tôm và cua nuôi của gia đình anh được các thương lái và chủ các nhà hàng đánh giá cao về chất lượng.
Từ vùng đất đầy tiềm năng này, anh Nguyễn Hữu Phước đã nỗ lực vượt khó, mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình nuôi tôm, cua thương phẩm, khai thác tốt tiềm năng nguồn lao động và đất đai, tạo thu nhập cho gia đình cũng như đóng góp cho ngân sách nhà nước, góp phần xây dựng quê hương Hà An ngày càng khởi sắc.
Mô hình nuôi trồng thuỷ sản như hộ gia đình anh Phước giờ đây không còn hiếm hoi mà ngày càng xuất hiện nhiều trong phường, góp phần vào sự phát triển của địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2004, Công ty DONA (ở Đồng Nai) hợp tác với Công ty Cà phê Phước An trồng xen canh 121 cây sầu riêng giống DONA-SR1 của Thái Lan vào vườn cà phê theo mật độ: cây cách cây 9 mét và hàng cách hàng 9 mét. Sau 1 năm, công ty bán lại với giá 100.000 đồng/cây.

Với địa hình thấp trũng, vào mùa mưa việc nuôi trồng thủy sản ở TT-Huế, nhất là các địa phương vùng đầm phá gặp nhiều khó khăn, bởi địa hình thấp, khi nước dâng cao, các loại thủy hải sản tràn ra ngoài, gây thất thoát lớn.Từ kinh nghiệm thực tiễn, bà con nuôi trồng ở xã Quảng Công, huyện Quảng Điền đã đầu tư cải tạo ao hồ, đắp đê cao và mạnh dạn nuôi trồng trong mùa mưa, mang lại nguồn thu nhập đáng kể.

Đây là nhà máy chế biến tôm đầu tiên và duy nhất hiện nay ở Việt Nam được xây dựng ngay trong khu nuôi tôm công nghiệp của công ty. Vì vậy, Công ty đã có được nguồn nguyên liệu tươi sống, sạch và ổn định để chế biến các sản phẩm tôm giá trị cao. Đối tác chiến lược là tập đoàn Mitsubishi của Nhật Bản đã tiêu thụ 100% sản phẩm tôm của công ty.

Trung tâm Thủy sản tỉnh Lào Cai vừa triển khai Dự án nuôi cá lồng tại lòng hồ thủy điện Bắc Hà (thuộc xã Cốc Ly, huyện Bắc Hà) với sự tham gia của 17 hộ dân, thể tích các lồng đạt 680 m3 nước.

Để đáp ứng nhu cầu sử dụng của người chăn nuôi, nhiều doanh nghiệp đã phải nhập khẩu thuốc thú y. Tuy nhiên, ở khâu phân phối nhiều cửa hàng thuốc thú y không làm tốt khâu bảo quản đã làm ảnh hưởng đến chất lượng; trong khi đó, một số cửa hàng bán nhiều loại thuốc khác nhau nên các cơ quan chức năng khó kiểm soát.