Trái Phật Thủ Ít Biến Động Giá

Những ngày giáp Tết Ất Mùi, hầu hết các vườn phật thủ vàng ươm, trĩu quả tại xã Đắc Sở (Hoài Đức, Hà Nội) đều đã được bán cho các thương lái.
Nhận thấy thị hiếu ngày càng cao của người dân, cùng với hiệu quả kinh tế mang lại, người dân Đắc Sở đã chuyển đổi sang trồng cây phật thủ. Hiện nay, gần 80% hộ dân của xã đều trồng loại cây “hái ra tiền” này. Một sào đất có thể trồng được từ 20 – 25 cây, trồng thẳng hàng.
Thời gian từ khi trồng đến lúc thu hoạch mất 2 năm. Mỗi cây cho từ 50 – 60 quả, những cây sai có thể lên tới 80 quả.
Những năm tiếp theo, khi cây càng lớn thì năng suất càng cao. Hộ có nhiều kinh nghiệm, thâm canh giỏi có thể kiếm tiền tỷ mỗi năm từ trồng phật thủ.
Phật thủ ra quả quanh năm nhưng thị trường sôi động nhất là vào những ngày giáp Tết Nguyên đán. Ngày thường, mỗi quả phật thủ loại trung bình có giá dao động từ 50.000 – 60.000đ/quả; có loại vài trăm ngàn đồng, loại đặc biệt có thể lên đến vài triệu đồng.
“Giá phật thủ năm nay so với năm ngoái không biến động lớn. Vào dịp tết, giá mỗi quả phật thủ tăng khoảng 20.000đ.
Tại thời điểm một tháng trước tết, hầu hết các vườn phật thủ tại Đắc Sở đều được các thương lái đặt mua, chủ vườn vẫn trông nom đến ngày thu hoạch”, chị Sửu một người trồng phật thủ nhiều năm cho biết.
Có thể bạn quan tâm

Tôm càng xanh là loài thủy sản không xa lạ với người dân Cà Mau. Từ khi chuyển dịch từ trồng lúa sang nuôi tôm sú, con tôm càng xanh ít được người dân chú trọng

Nghe nhiều về mô hình nuôi lợn sạch của chị Nguyễn Thị Mỹ, chúng tôi tìm về thôn Kế Sung, xã Phú Diên, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế để tìm hiểu.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, đem lại giá trị kinh tế cao và bù đắp một phần tổn thất trong vụ mía vừa qua, trong niên vụ mía 2011-2012, nông dân vùng mía nguyên liệu huyện Phụng Hiệp tập trung phát triển diện tích rau màu ngắn ngày xen với cây mía, đây được xem là mô hình “lấy ngắn nuôi dài” mang lại hiệu quả cao.

Những cơn mưa lớn xuất hiện đột ngột trong những ngày qua làm môi trường ao nuôi tôm biến động, tạo điều kiện thuận lợi cho các loài vi khuẩn, vi-rút phát triển gây bất lợi cho tôm nuôi, đặc biệt ở loại hình nuôi tôm công nghiệp (NTCN). Đồng thời cũng tạo điều kiện cho các loại bệnh lạ xuất hiện và phát sinh trên diện rộng như bệnh gan tụy.

Qua 10 năm đầu tư chăn nuôi heo, chị Nguyễn Dương (thôn Di Đông, xã Phú Hồ, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế) rút ra kinh nghiệm: Với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng nơi đây, muốn thoát nghèo, làm giàu phải từ chăn nuôi.