Trái Phật Thủ Ít Biến Động Giá

Những ngày giáp Tết Ất Mùi, hầu hết các vườn phật thủ vàng ươm, trĩu quả tại xã Đắc Sở (Hoài Đức, Hà Nội) đều đã được bán cho các thương lái.
Nhận thấy thị hiếu ngày càng cao của người dân, cùng với hiệu quả kinh tế mang lại, người dân Đắc Sở đã chuyển đổi sang trồng cây phật thủ. Hiện nay, gần 80% hộ dân của xã đều trồng loại cây “hái ra tiền” này. Một sào đất có thể trồng được từ 20 – 25 cây, trồng thẳng hàng.
Thời gian từ khi trồng đến lúc thu hoạch mất 2 năm. Mỗi cây cho từ 50 – 60 quả, những cây sai có thể lên tới 80 quả.
Những năm tiếp theo, khi cây càng lớn thì năng suất càng cao. Hộ có nhiều kinh nghiệm, thâm canh giỏi có thể kiếm tiền tỷ mỗi năm từ trồng phật thủ.
Phật thủ ra quả quanh năm nhưng thị trường sôi động nhất là vào những ngày giáp Tết Nguyên đán. Ngày thường, mỗi quả phật thủ loại trung bình có giá dao động từ 50.000 – 60.000đ/quả; có loại vài trăm ngàn đồng, loại đặc biệt có thể lên đến vài triệu đồng.
“Giá phật thủ năm nay so với năm ngoái không biến động lớn. Vào dịp tết, giá mỗi quả phật thủ tăng khoảng 20.000đ.
Tại thời điểm một tháng trước tết, hầu hết các vườn phật thủ tại Đắc Sở đều được các thương lái đặt mua, chủ vườn vẫn trông nom đến ngày thu hoạch”, chị Sửu một người trồng phật thủ nhiều năm cho biết.
Có thể bạn quan tâm

“Giá trăn xuống thấp, dịch bệnh hoành hành, lại thêm thủ tục mua bán phức tạp khiến chúng tôi rất hoang mang. Bây giờ rất nhiều bà con muốn bán trăn ngoài địa phương thì phải bán… chui” – anh Dương Văn Nhu – Giám đốc Hợp tác xã Chăn nuôi Hiệp Phát than phiền.

Vòng chung kết Khởi nghiệp Nông nghiệp 2015 đã diễn ra tối ngày 3.10, tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Ngày 15.9, Sở NNPTNT và Trung tâm Khuyến nông Phú Thọ đã tổ chức Hội thảo đầu bờ mô hình “Bón phân chuyên dùng Văn Điển cho chè kinh doanh, có cây che bóng năm 2015” tại 2 huyện: Thanh Ba và Thanh Sơn.

Từ ngày 2 đến 4.10, Hội ND tỉnh Nghệ An tổ chức Giải thể thao chào mừng kỷ niệm 85 năm Ngày thành lập Hội NDVN.

Vụ hè thu năm nay, một số vùng trồng lúa ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã cơ bản thu hoạch xong, nhưng ở nhiều xã như Sơn Lĩnh, Sơn Trung, Sơn Giang… người dân đang chán nản không buồn ra đồng vì lúa bị sâu bệnh tàn phá, không thu được hạt nào.