Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trái ô ma ngọt thanh cơm bùi hiếm dần ở vùng quê

Trái ô ma ngọt thanh cơm bùi hiếm dần ở vùng quê
Ngày đăng: 01/11/2015

Chục năm về trước, không chỉ vùng quê của Quảng Ngãi trồng ô ma, mà nó còn phổ biến đến mức "10 nhà thì có đến 5-7 nhà" có trồng loại cây này. Trái ô ma còn có một tên gọi phổ biến khác là trái trứng gà.

Theo lời giải thích của người dân là do phần cơm của nó có màu giống như lòng của trứng gà nên mới gọi như vậy.

Sở dĩ nó được trồng nhiều là bởi đây là loại cây vừa cho bóng mát, vừa cho quả và đặc biệt “cắm” chỗ nào cũng sống mà không cần bất kỳ sự chăm sóc nào - ông Nguyễn Hải (49 tuổi, xã Hành Nhân, Nghĩa Hành, Quảng Ngãi) giải thích.

Cây ô ma trồng ở Quảng Ngãi gồm hai loại: Cây có trái mang hình dáng thon dài và loại trái tròn giống như vú sữa, chỉ khác phía dưới bụng có thêm núm nhỏ.

Trái ô ma có kích cỡ to bằng nắm tay người lớn, khi non, sống có màu xanh, chín có màu vàng; với phần vỏ bao bọc bên ngoài mỏng hơn tờ giấy.

Phần thịt bên trong rất dày và bao bọc lấy hột có màu sẫm to như ngón chân.

Dù là cơm bùi, tơi hay ướt và dính thì trái ô ma rất nhiều bột và đều cho vị ngọt thanh.

Ông Trần Lê Bình (54 tuổi, xã Phổ Ninh, huyện Đức Phổ,Quảng Ngãi) nhớ lại: Vào những năm của thập kỉ 80-90, cứ mỗi lần tan học trở về, bụng "lép kẹp" mà chưa có cơm ăn là quẳng vội vở lên bàn rồi chạy ra sau vườn, trèo lên cây ô ma tìm hái 1-2 quả chín ăn để chống đói.

Cây ô ma nếu trồng bằng hình thức cành ghép, chiết thì chỉ khoảng 1 năm sẽ cho trái; còn nếu là cây con thì phải mất nhiều thời gian hơn.

Cây ô ma có chiều cao trung bình từ 3-5m.

Ô ma ra trái quanh năm, thế nhưng rộ nhất là vào mùa hè.

Tùy thời gian được trồng bao lâu mà số lượng trái thu hoạch khác nhau.

Ít thì 50-70, nhiều thì lên đến hàng trăm trái.

Cá biệt có những cây được trồng lâu năm, cao từ 7-10m, tán phủ rộng 5-6m thì lượng trái hái phải tính bằng gánh mới hết.

Tuy nhiên những năm gần đây, vì nhiều lý do khác nhau: Giá trị kinh tế mang lại không cao bằng những loại cây trồng khác; đến mùa thu hoạch nếu không hái kịp thì trái rơi rụng xuống đầy sân vườn gây bẩn...

Vì vậy cây ô ma bị người dân chặt bỏ, trở thành của hiếm ở các vùng quê.


Có thể bạn quan tâm

Chuyện Mua Rẻ, Bán Rẻ Chuyện Mua Rẻ, Bán Rẻ

Nhà nước vay tiền làm hệ thống công trình thủy lợi, người phải trả là dân. Cứ theo nhận định trên của GS Võ Tòng Xuân, thì hóa ra lâu nay, ngoài việc ép giá nông dân để mua rẻ gạo, các DN xuất khẩu gạo của ta còn mang cả số tiền mà nhà nước phải đi vay để đầu tư cho hạt gạo, đi biếu không nước ngoài, trong khi họ đã giàu nứt đố đổ vách.

13/08/2014
Cty Thức Ăn Chăn Nuôi Dùng Chất Cấm Đã Có Cty Thức Ăn Chăn Nuôi Dùng Chất Cấm Đã Có "Gậy", Nhưng Ai Xử?

Dân gian có câu, “đánh rắn, phải đánh dập đầu”. Thế nhưng cách xử lí vi phạm đối với hành vi sử dụng chất cấm trong SX, kinh doanh thức ăn chăn nuôi (TĂCN) ở ta hiện nay còn khá lúng túng.

13/08/2014
Méo Mặt Vì Giá Nấm Méo Mặt Vì Giá Nấm

Bà Chế, một thương lái nấm tại xã Hố Nai cũng lắc đầu ngao ngán: “Tôi thu mua hàng chục tấn nấm mà lượng bán ra rất chậm, gọi điện hỏi bạn hàng thì họ nói tạm thời ngưng mua vì phía Bắc “ăn” hàng chậm”. Hiện bà Chế đang tồn gần 80 tấn nấm, nếu không tiêu thụ nhanh, thiệt hại có thể lên đến cả tỷ đồng.

13/08/2014
Xã Bạch Đằng Ngành Chăn Nuôi Phát Triển Mạnh Xã Bạch Đằng Ngành Chăn Nuôi Phát Triển Mạnh

Hiện xã đã thành lập tổ liên kết chăn nuôi vịt; thời gian tới sẽ phát triển tổ liên kết chăn nuôi bò thành tổ hợp tác nuôi bò để hỗ trợ nông dân. Xã cũng đang làm hồ sơ vay vốn cho 17 hộ với tổng số tiền 500 triệu đồng từ nguồn vốn ủy thác của Hội Nông dân tỉnh để hỗ trợ nông dân phát triển chăn nuôi.

13/08/2014
Pú Nhung Chuyển Hướng Trồng Cây Sắn Pú Nhung Chuyển Hướng Trồng Cây Sắn

Trước đây, nhắc đến Pú Nhung (huyện Tuần Giáo), là người ta nghĩ ngay đến vùng trọng điểm trồng đậu tương. Nhưng vài năm trở lại đây, cây sắn đang dần thay thế vị trí của đậu tương, bởi những lợi thế về đầu ra, quá trình chăm sóc, thu hoạch.

13/08/2014