Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sau Tết, Giá Thanh Long Vẫn Tiếp Tục Đứng Ở Mức Cao

Sau Tết, Giá Thanh Long Vẫn Tiếp Tục Đứng Ở Mức Cao
Ngày đăng: 12/02/2014

Từ sau Tết Nguyên đán Giáp ngọ đến nay, giá bán thanh long vẫn đứng ở mức cao trong khi phần lớn các loại trái cây khác đều có xu hướng sụt giảm so với thời điểm trước và trong Tết.

Hiện thương lái thu mua thanh long ruột trắng tại vườn giá từ 25.000 đồng đến 26.000 đồng/kg, cao hơn cùng kỳ năm trước từ 3.000 đồng đến 5.000 đồng/kg; mua thanh long ruột đỏ giá từ 30.000 đồng đến 35.000 đồng/kg, cao hơn cùng kỳ năm trước trên 10.000 đồng/kg.

Theo dự báo của thương lái, giá thanh long vẫn còn đứng ở mức cao cho đến hết tháng giêng (âm lịch) vì thị trường trong nước và Trung Quốc đang hút hàng phục vụ cho nhu cầu cúng kiếng, lễ lạt đầu năm.

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tỉnh Tiền Giang hiện có 400 ha thanh long đang cho thu hoạch sau Tết Nguyên đán trên tổng diện tích 2.800 ha của toàn tỉnh. Năng suất bình quân khoảng 10 tấn/ha. Với mức giá bán khá cao như hiện nay, sau khi trừ đi chi phí, mỗi ha thanh long, nông dân thu lãi không dưới 300 triệu đồng, cao hơn rất nhiều so với các loại trái cây khác.

Thu hoạch xong đợt thanh long này, nông dân tiếp tục xử lý kỹ thuật bằng cách xông đèn để chủ động thu hoạch trái vào khoảng tháng 4, tháng 5 âm lịch, là thời điểm nắng nóng, các loại trái cây khác chưa vào mùa thu hoạch, dự báo cũng sẽ bán được giá cao.


Có thể bạn quan tâm

Ðắk Song Phát Triển Hồ Tiêu Theo Hướng Bền Vững Ðắk Song Phát Triển Hồ Tiêu Theo Hướng Bền Vững

Huyện Đắk Song hiện có gần 5.700 ha hồ tiêu, sản lượng vụ 2014 - 2015 ước đạt 7.430 tấn. Hồ tiêu là cây trồng chủ lực của địa phương và nhiều hộ dân đã phát triển kinh tế khá, giàu nhờ cây trồng này. Chính vì thế, việc phát triển cây hồ tiêu bền vững để đưa kinh tế của địa phương phát triển là điều mà chính quyền huyện Đắk Song đã và đang triển khai mạnh mẽ.

12/02/2015
“Tiếp Sức” Cho Ngành Nghề Nông Thôn “Tiếp Sức” Cho Ngành Nghề Nông Thôn

Ngành nghề nông thôn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn, nhất là với tỉnh ta trên 83% dân số sống bằng nghề nông. Càng ý nghĩa hơn khi cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở đang nỗ lực xây dựng nông thôn mới, đa dạng hóa ngành nghề để giải quyết việc làm, tăng thu nhập.

12/02/2015
Để Lúa Hương Việt 3 Bay Xa! Để Lúa Hương Việt 3 Bay Xa!

Gắn bó quá nửa đời người với mảnh đất xã Thanh Hưng (huyện Điện Biên). Trong 40 năm có lẻ ấy, ông Nguyễn Văn Biền, hiện là Giám đốc Công ty TNHH Giống nông nghiệp Trường Hương đã chứng kiến bao mùa lúa chín. Với người nông dân xã ông, việc cày sâu, cuốc bẫm thì có thừa, nhưng để thử nghiệm một giống cây trồng mới thì họ còn e dè lắm. Bởi vậy, ông đã tự tìm tòi để đưa giống lúa Hương Việt 3 về với nông dân Thanh Hưng.

12/02/2015
Trồng Nấm Sò Có Thể Làm Giàu Trồng Nấm Sò Có Thể Làm Giàu

Là một nông dân ở tỉnh Thái Bình, chị Tươi kết duyên với anh Lù ở Tuyên Quang nhưng quê gốc xã Tả Nhìu (Xín Mần). Cuộc sống khó khăn, 2 năm trở lại đây, chị Tươi cùng chồng quyết định về quê hương Xín Mần tìm cách làm ăn, phát triển kinh tế. Ban đầu anh chị làm công nhân cho Công ty VinaFood nằm trên địa bàn huyện, chuyên thực hiện các dự án, mô hình trồng rau, nấm...

12/02/2015
Niềm Vui Từ Biển… Niềm Vui Từ Biển…

Theo thống kê của Sở NN&PTNT, sản lượng khai thác hải sản của tỉnh trong năm 2014 đạt xấp xỉ 73 nghìn tấn, tăng 8.500 tấn so với năm 2013. Giá trị sản xuất ước đạt khoảng 2 nghìn tỷ đồng. Đây là thành quả rất đáng ghi nhận bởi năm vừa qua, việc khai thác hải sản gặp rất nhiều khó khăn, nhất là tình hình căng thẳng ở biển Đông.

12/02/2015