Trại Heo Giống Áp Dụng Công Nghệ Chọn Lọc Gen

Tại hội thảo về heo giống theo công nghệ mới tổ chức mới đây ở TPHCM, Công ty Di truyền giống Japfa Hypor cho biết, trại heo giống cụ kỵ (GGP) rộng 30ha tại tỉnh Bình Phước sở hữu công nghệ tạo giống mới nhất - chọn lọc theo bản đồ gen, mở ra kỷ nguyên mới tạo giống heo ở VN.
Trại giống GGP này được kết nối với hệ thống cải tiến di truyền giống toàn cầu của Tập đoàn Hypor (Hà Lan), nhờ đó, tính năng di truyền đàn giống cụ kỵ liên tục được cải thiện ngang với sự tiến bộ di truyền thế giới thông qua hệ thống đánh giá BLUP kết hợp với công nghệ đánh dấu gen.
Qua đó, Japfa Hypor tạo ra thế hệ heo giống ông bà tốt nhất để phát triển chất lượng con giống Việt Nam. Kinh phí đầu tư cho trại giống này là 10 triệu USD.
Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về sản lượng heo nái, với 4 triệu con, nhưng lại đứng thứ 7 về sản lượng thịt cung cấp. Thịt heo chiếm 74% tỷ trọng về nhu cầu tiêu thụ cả nước.
ĐĂNG LÃM
Thanh long ruột đỏ hút hàng, giá cao
Ngày 24-3, ông Nguyễn Văn Thân, Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) Thanh long ruột đỏ Đức Mỹ, huyện Càng Long, Trà Vinh, cho biết hiện nay thanh long ruột đỏ được thương lái đến thu mua tại vườn giá 47.000 đồng/kg nhưng HTX không đủ nguồn cung cấp. Năm 2013, HTX đã xuất khẩu sang Mỹ 3,7 tấn thanh long ruột đỏ. Hiện HTX đang có nhiều đơn hàng tiếp tục xuất khẩu sang Mỹ.
Thanh long ruột đỏ được nông dân xã Đức Mỹ, huyện Càng Long trồng năm 2007, thích nghi, phát triển tốt và trở thành loại cây trồng cho thu nhập cao nhất từ trước tới nay. Với năng suất 4 - 5 tấn/công, giá 20.000 - 25.000 đồng/kg, thanh long ruột đỏ cho thu nhập 100 - 120 triệu đồng/công/năm. Hiện HTX có 36 hội viên, với 32ha thanh long ruột đỏ, trong đó có 24ha sản xuất theo quy trình VietGAP.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2015, ngành Nông nghiệp và PTNT phấn đấu tăng diện tích nuôi trồng thủy sản lên 5.800ha; sản lượng đạt 8.000 tấn, chú trọng nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học về giống, thức ăn, chế phẩm sinh học; quy trình kỹ thuật nuôi trồng, phòng trừ dịch bệnh thủy sản theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng…

Theo tính toán của các hộ, việc sử dụng đệm lót sinh học vào chăn nuôi không những giảm thiểu ô nhiễm môi trường, dịch bệnh mà còn giúp người dân tiết kiệm được 15% chi phí về điện, nước, công dọn chuồng trại, tăng trọng con nuôi nhanh, khoảng 10 - 15% so với chăn nuôi theo phương thức truyền thống.

Ngày 27/1, Sở NN&PTNT Hà Nội tổ chức hội nghị sơ kết Dự án ứng dụng kết quả nghiên cứu lai tạo giống bò thịt F1 (BBB lai sind), chương trình cung ứng tinh dịch lợn giống phục vụ công tác thụ tinh nhân tạo và nhân rộng mô hình chế biến, bảo quản phụ phẩm trồng trọt làm thức ăn thô xanh cho chăn nuôi đại gia súc.

Về Tân Khánh những ngày này, chúng tôi được hòa cùng không khí nhộn nhịp của những người chăn nuôi, từ việc cung ứng cám, thuốc thú y, chăm sóc cho đàn gà, rồi cảnh tập nập xe tải đến thu mua. Dọc trục đường từ xóm Hoàng Mai, qua Na Ri, xóm Tranh, Kê…trên những quả đồi bát úp là thấp thoáng chuồng trại lợp proximăng để che mưa nắng cho gà. Những con gà ri sắp đến ngày được xuất bán, lông vàng tươi, mượt mà chỉ nhìn thôi cũng đủ thích mắt.

Người xưa có câu “Giàu nuôi chó, khó nuôi dê”, ý nói nuôi dê rất dễ, không tốn kém, không cần chuồng trại, các vùng núi chỉ cần thả dê sống trên núi đồi mà không tốn thực phẩm. Với giá bán cao, dê hiện là gia súc được nhiều hộ nông dân nuôi để “xóa đói, giảm nghèo”.