Trái Cóc Bị Rớt Giá Mạnh

Nông dân trồng cóc tại huyện Phong Điền, TP Cần Thơ đang bước vào mùa thu hoạch trái. Nhưng nhà vườn không vui khi giá trái cóc đã giảm trên dưới 50% so với cách nay khoảng 1 tháng.
Trái cóc được nhiều tiểu thương và các vựa trái cây ở huyện Phong Điền thu mua chỉ còn 4.000-5.000 đồng/kg (đối với cóc loại 1), còn cóc loại 2, loại 3 giá chỉ 1.500-3.000 đồng/kg. Giá trái cóc giảm mạnh do gần đây nước lũ đã về, khiến nhiều nhà vườn phải tranh thủ thu hoạch và kêu bán cóc sớm để tránh bị thiệt hại do nước lũ.
Ngoài ra, thời điểm này, nhiều loại trái cây như: chôm chôm, thanh long, xoài... cũng đang vào mùa thu hoạch rộ với giá bán khá thấp, làm ảnh hưởng đến giá trái cóc, nhất là khi thời gian qua có nhiều nhà vườn đã phát triển diện tích trồng làm nguồn cung cóc trái tăng.
Theo nhiều tiểu thương kinh doanh trái cây tại TP Cần Thơ, hiện không chỉ có trái cóc mà một số loại trái cây khác như: ổi, đu đủ... cũng bị giảm giá. Hiện đu đủ bán tại vườn chỉ ở mức 5.000-6.000 đồng/kg; ổi giá: 1.500-2.000 đồng/kg.
Có thể bạn quan tâm

Theo ước tính của 9 nhà buôn và giới phân tích tham gia khảo sát Bloomberg, sản lượng cà phê Việt Nam trong thời gian tới có thể sẽ tăng lên mức cao nhất: 1,87 triệu tấn - cao hơn kỷ lục năm 2013-2014 đến 8,7%. Năng suất trung bình có thể tăng lên 2,83 tấn/ha từ mức 2,65 tấn, diện tích canh tác tăng từ 650.000ha lên 660.000ha.

Hướng tới Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, Hội Nông dân Hà Tĩnh đã và đang tổ chức nhiều chương trình ý nghĩa, thiết thực, góp phần xây dựng nền sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa hiện đại và chung tay xây dựng nông thôn mới.

Cúm gia cầm H5N1 đã xuất hiện ở Thạch Hà và Can Lộc, làm nhiều gia cầm chết và buộc phải tiêu hủy gần 1.400 con.

Với những kết quả mang tính đột phá từ các dự án sản xuất cây trồng ngắn hạn và dài hạn trên địa bàn Hà Tĩnh thời gian gần đây, người dân đã quan tâm nhiều hơn đến chuyện sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, nhất là tiêu chuẩn VietGap .

“Mạnh dạn phát triển SXKD - thiếu vốn, thiếu kiến thức hãy đến với chúng tôi”. Đó là “khẩu hiệu” của Tổ Tư vấn chính sách xây dựng nông thôn mới (NTM) và đang dần trở nên quen thuộc, trở thành “bà đỡ mát tay” đối với người nông dân Hà Tĩnh.